Thực hiện tốt quản trị rủi ro tín dụng và kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 90 - 91)

Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất và dễ xảy ra nhất trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động này gắn liền, liên quan chặt chẽ tới chất lượng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng và đây được coi là nhu cầu cấp thiết. Các biện pháp nhằm kiểm soát nội bộ chi nhánh hiệu quả bao gồm:

Thứ nhất, chi nhánh hình thành bộ phận kiểm soát nội bộ và giám sát tín dụng độc lập với bộ phận chuyên viên thực hiện nghiệp vụ tín dụng đồng thời hoàn thiện các bộ phận chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiện nay. Hình thành bộ phận kiểm soát nội bộ và giám sát tín dụng độc lập sẽ làm tăng tính khách quan trong hoạt động kiểm soát và giám sát, đảm bảo tuân thủ cac quy định, quy trình, chính sách tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng theo quy định của chi nhánh.

Thứ hai, cần kiểm tra kiểm soát các khâu của quá trình cho vay một cách đầy đủ và thường xuyên. Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát trong tất cả các khâu của quy trình cho vay:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra quá trình giải ngân, kiểm tra việc chuyển tiền thanh toán xem có phù hợp với mục đích sử dụng vốn hay không.

+ Kiểm tra sau khi cho vay: Tại ACB hiện nay thì cán bộ tín dụng vừa cho vay, vừa giám sát nợ vay nên việc giám sát nợ vay sau khi giải ngân thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên, thiếu khách quan, hiệu quả thấp. Trong thời gian tới, chi nhánh cần chú trọng đến hoạt động này, giám sát chặt chẽ nhiều hơn nữa. Cụ thể:

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp hạng khách hàng, có biện pháp xử lí kịp thời các tình huống bất ngờ xảy ra. Trong quá trình giám sát, cán bộ tín dụng tận dụng triệt để những lần gặp gỡ khách hàng, trong đó việc đến thăm trực tiếp nơi ở và cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi hoàn tất việc đầu tư từ nguồn vay là hết sức cần thiết.

Tổ chức kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng với nhau. Khi phát hiện những món vay biểu hiện có vấn đề, như khách hàng vay cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng phải lập biên bản và báo cáo ngay lãnh đạo chi nhánh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w