Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 91 - 93)

Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào, một tổ chức kinh doanh nào đều chịu sự giám sát chặt chẽ của Chính Phủ. Các NHTM và các DNVVN cũng vậy, họ chịu sự ràng buộc bởi những chính sách phát triển, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, bởi vậy Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần đưa ra những giải pháp thiết thực và cụ thể hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho các DNVVN. Sau đây là một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNVVN phát triển.

Chính phủ và các ban ngành có liên quan cần có những biện pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho DNVVN thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, cung cấp đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất.. .Vì hiện nay cho thấy các văn bản pháp lý về doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thực sự đồng bộ và hoàn chỉnh.

Thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, môi trường chính trị ổn định, xây dựng mối quan hệ bền vững và tốt đẹp với các nước và vùng lãnh thổ tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ hàng hóa với nước ngoài.

Thứ hai, hỗ trợ DNVVN khắc phục khó khăn về tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế hiện nay.

+ Thành lập các khu công nghiệp tập trung cho DNVVN, Hoạt động tập trung giúp Nhà nước dễ dàng hỗ trợ cho các DNVVN về mặt cơ sở hạ tầng, cập nhật thông tin, phát triển thị trường và giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho DNVVN. Hiện nay các các DNVVN muốn có mặt bằng sản xuất thì có 2 phương án lưạ chọn: thuê của Nhà nước, thuê từ các tổ chức. Việc thuê đất của Nhà nước ở những nơi được hưởng ưu đãi thì mất nhiều thời gian, hơn nữa những khu đất mà nhà nước cho thuế thì không nhiều.Vì vậy Chính phủ sớm có những biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề trên để cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất.

+ Hỗ trợ cho các DNVVN tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý, bằng cách: Tập trung nguồn lực thành lập Quỹ hỗ trợ DNVVN, tạo nguồn vốn ủy thác cho các NHTM cho vay đối với các DNVVN.

+ Khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ tài chính bên cạnh các quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở những nơi có nhu cầu để tạo điều kiện vay vốn cho cá DNVVN.

+ Tiếp tục thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN.

Thứ ba, giảm thuế, hoãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày, thủy hải sản. Đẩy mạnh lộ trình giảm thuế thu nhập, hoãn thuế theo đề xuất của Bộ tài chính trong đầu năm 2013.

Ngoài ra Chính phủ nên hoàn thiện quy định về thuế, chế độ báo cáo tài chính, hóa đơn. Trên thực tế hiện nay thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung thì có từ 2 đến 3 hệ thống sổ sách, một danh cho cơ quan thuế, một là cho ngân hàng và còn lại là cho các bản thân các nhà quản trị của doanh nghiệp. Vì nhiều lý do bao gồm tâm lý muốn né tránh thuế, sự quản lý, chế độ chứng từ hóa đơn chưa phù hợp gây nhiều bất cập cho doanh nghiệp, trình độ và đạo đức của cán bộ thuế.. .Do đó, chính việc hoàn thiện các quy định thuế, chế độ kế toán tài chính, chế độ hóa đơn để giúp các doanh nghiệp tuân thủ đẩy đủ, nâng cao tính chính xác báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động của DNVVN nhất là tình hình tài chính, giúp cho việc xem xét của các ngân hàng có cơ sở và thuận lợi hơn.

Thứ tư, hỗ trợ DNVVN về vấn đề thông tin. Vấn đề thông tin là một trong những khó khăn lớn đối với DNVVN. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về việc cung cấp thông tin cho bộ phận doanh nghiệp này. Việc thiết lập website chuyên về tin tức, sự kiện, thị trường cho bộ phận ngành nghề DNVVN, cập nhật các văn bản Luật và văn bản dưới luật sẽ giúp doanh nghiệp có được hiểu biết tổng quan nhất. Đồng thời, các cơ quan chức năng có thể tiến hành đào tạo các khóa về hoạt động xuất nhập khẩu, đào tạo công tác quản lý, các quy chế của NHTM... nhằm nâng cao hiểu biết cũng như năng lực của DNVVN.

Thứ năm, giải quyết vấn đề thị trường đầu ra cho DNVVN. Các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ, Ngành liên quan, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)... cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách vĩ mô của nhà nước. Hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng đang ở mức cao. Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy tiêu dùng của người dân để giúp các DNVVN giải quyết được vấn đề hàng tồn kho, hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra theo Bộ kế hoạch và đầu tư, một trong những chính sách thiết thực hỗ trợ DNVVN là ưu tiên đề các doanh nghiệp tham gia đầu thầu các dịch vụ công. Đồng thời có cơ chế cụ thể khuyến khích DNVVN tham gia cung ứng sản phẩm dịch vụ công. Nếu vận dụng tốt các chính sách này thì cũng hỗ trợ các DNVVN rất nhiều.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w