Đối với Ngân hàng nhà nước H

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 93 - 98)

NHNN cần không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, các văn bản dưới luật sẽ tạo thuận lợi cho các NHTM thực hiện cho vay đối với nền kinh tế cũng như đối với DNVVN.

- Thứ nhất, dựa vào diễn biến thị trường trong và ngoài nước, tiếp tục lộ trình giảm lãi suất một cách tích cực đẻ giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp. Một trong những điều cần thiết bây giờ cho doanh nghiệp hiện nay là lãi suất giảm càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn chi phí giá rẻ, giúp doanh nghiệp vực dậy sản xuất, đồng thời tạo ra vòng quay tiền nhanh trong lưu

thông. Việc NHNN giảm các mức lãi suất cơ sở để NHTM tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng đã đưa ra các gói ưu đãi cho DNVVN với lãi suất thấp hơn thông thường 1 đến 2%. Trong 4 tháng đầu năm 2013, tính chung lãi suất giảm khoảng 2%/ năm. Động thái hạ lãi suất cho vay với 5 ngành nghề trọng điểm xuống 11% như vừa qua là dấu hiệu tốt, nhưng cần hạ tiếp mới có thể giúp đỡ DNVVN một cách hiệu quả.

- Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Thông tin là cơ sở, là tiền đề ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng, đặc biệt khách hàng là các DNVVN, khi mà do đặc điểm của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. NHNN là trung tâm, là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vựa tiền tệ và đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, NHNN phải tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm hỗ trợ cho công tác thẩm định của các NHTM, hạn chế rủi ro thông tin trong quá trình tác nghiệp.

Hiện đại hóa ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề cho các NHTM trong chiến lược huy động và sử dụng vốn. Từng bước quốc tế hóa hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính và tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt đọng tín dụng và thanh toán quốc tế. Đồng thời, có biện pháp khuyến khích các NHTM tăng tỷ lệ dự nợ tín dụng và thực hiện các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cho DNVVN.

- Thứ ba, nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN với hoạt động chung của NHTM.

Thông tư 14/2012/TT-NNNN quy định về trần lãi suất cho vay đối với các DNVVN được ban hành là giải pháp to lớn giúp các DNVVN có cơ sở tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Tuy nhiên, trong thực tế các NHTM thường đưa ra mức lãi suất cao hơn. Chính vì vậy Chính phủ cần tích cực kiểm tra các TCTD và kiên quyết xử lý sai phạm khi có tổ chức nào vi phạm điều trên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng, lãi suất cho vay có vượt quá trần theo quy định hay không.đảm bảo các ngân hàng kinh doanh đúng pháp luật, giảm rủi ro cho toàn hệ thống, tạo điều kiện tiếp cân vốn cho DNVVN.

- Thứ tư, để khắc phục khó khăn TSĐB giữa ngân hàng và DNVVN, NHNN nên đưa ra các chính sách, hướng dẫn nhằm khuyến khích các NHTM mở rộng hình thức cho vay thế chấp các sản phẩm của doanh nghiệp hay hình thức cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả, tin cậy với sự hợp tác của các hiệp hội.

3.3.3. Đối với ngân hàng Á Châu

- Thứ nhất, ban hành và hoàn thiện các chính sách liên quan đến hoạt động cho vay các DNVVN. Trong đó, cần ban hành quy trình cho vay đối với đối tương này bên cạnh quy trình cho vay doanh nghiệp nói chung, cùng với chính sách ưu đãi cụ thể để truyền tải chủ trương ưu tiên DNVVN. Xây dựng các mô hình cho vay theo một chuẩn mực nhất định, phù hợp với đặc điểm DNVVN như tỷ lệ đảm bảo của tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay trên TSĐB, hệ thống chấm điểm tín dụng.. .Việc xây dựng mô hình chuẩn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các cán bộ tín dụng trong việc đưa ra quyết định cho vay, không chỉ phụ thuộc cho vay cá doanh nghiệp truyền thống va uy tín cao.

- Thứ hai, tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi thông tin với DNVVN để hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và DNVVN. Thông qua các buổi hội thảo, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và ngân hàng, ngân hàng có thể nằm vững được những ưu thế cũng như khó khăn, điểm yếu của doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Á Châu nên chủ động tổ chức, thiết lập mạng lưới thông tin thông qua website nhằm cung cấp thông tin thuận lợi cho các DNVVN. Ngoài ra đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Trung tâm chăm sóc khách hàng (Call Center) để giải đáp kịp thời những khó khăn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường các mối quan hệ, liên kết với các Hiệp hội DNVVN, hiệp hội doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp làng nghề.để nắm bắt thông tin của khách hàng, dự báo chính xác hơn tình hình trong tương lai, tạo ra mối quan hệ qua lại giữa ngân hàng các doanh nghiệp.

- Thứ ba, đầu tư, nghiên cứu phát triển và khai thác đồng bộ các sản phẩm mới phù hợp và danh riêng cho các DNVVN trong toàn hệ thống. Đồng thời quan tâm phát triển chiến lược marketing để quảng bá các sản phẩm mới, thu hút khách

hàng DNVVN. Bên cạnh đó, ngân hàng nên tranh thủ các nguồn vốn chi phí thấp để cho vay DNVVN. Do sự biến động phức tạp của nền kinh tế hiện nay, hoạt động cho vay của NHTM gặp nhiều hạn chế, trong điều kiện như vậy, để đảm bảo thực hiện mục tiêu mở rộng cho vay DNVVN, ngân hàng Á Châu cần phải tranh thủ nguồn vốn có chi phí thấp để cho vay DNVVN, thường là nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ hoặc nguồn vốn hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế để tăng cường cho vay DNVVN.

- Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh trong toàn hệ thống. Việc kiểm tra nhằm đảm bảo cho công tác thanh tra thường xuyên giúp phát hiện những sai phạm kịp thời, ghi nhận những khó khăn để cùng chi nhánh tháo gỡ, xử lý, đối phó trước những biến động của thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận về DNVVN và mở rộng tín dụng đối với DNVVN cửa chương 1, thực trạng ở chương 2, chương 3 đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển tín dụng đối với DNVVN, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, NHNN và ngân hàng TMCP Á Châu. Nếu có sự phối hợp cần thiết và sự thuận lợi của nền kinh tế thì chắc chắn DNVVN sẽ có những bước phát triển đầy triển vọng.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, các DNVVN ngày càng phát triển và càng khẳng định rõ được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Song với tiềm năng vốn có, hoạt động của các DNVVN ở nước ta còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính là thiếu vốn đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng. Chính vì vậy mở rộng cho vay đối với các DNVVN là hoạt động cần thiết, tiềm năng và là xu thế tất yếu của các NHTM. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động tín dụng của chi nhánh ACB - Hà Nội còn nhiều bất cập. Do vậy, việc tìm ra giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh là một vấn đề vô cùng cần thiết. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu trên khóa luận đã hoàn thành những nội dung sau:

- Một là, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về DNVVN, mở rộng tín dụng NHTM.

- Hai là, trình bày và phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh ACB - Hà Nội trong những năm gần đây từ đó chỉ ra những những kết quả đạt được cần phải phát huy, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại cần phải giải quyết.

- Ba là, mạnh dạn đề xuất những giải pháp trực tiếp, gián tiếp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN. Đồng thời khóa luận cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành có liên quan, NHNN và với ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội nhằm mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN.

Tuy nhiên vấn đề mở rộng tín dụng đối với DNVVN là một vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và điều kiện thực hiện. Do đó, trong đề tài này, em hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong hàng loạt các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với DNVVN.

Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Bảo Huyền cùng toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

- TS Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

- Nguyễn Minh Kiều (2007), Ngiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản thống kê.

- Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại - Commercial bank Management, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011- 2015.

- Xây dựng kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011- 2015, Bộ Kế hoạch và đầu tư, ngày 18/07/2011.

- Các trang web.

+Trang web của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

+Ngân hàng nhà nước Việt Nam http://sbv.gov.vn

+Trang web của ngân hàng TMCP Á Châu www.acb.com.vn

+Trang web hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ww,vinasme,com,vn

+Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ http://chinhphu.vn

- Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội (2010, 2011,2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm, báo cáo của phòng tổng hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 066 (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w