Tạo động lực qua các công cụ phi tài chính

Một phần của tài liệu Công tác tạo động lực cho nhân viên NH TMCP á châu ( ACB) khoá luận tốt nghiệp 040 (Trang 32 - 35)

- Tạo động lực qua cải cách, bố trí công việc

“Công việc là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một NLĐ hoặc những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi nhiều NLĐ khác nhau.”

Bản thân công việc có tác động rất lớn đến công tác tạo động lực. Một công việc nhàm chán lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây nên sự chán nản cho NLĐ. Ngược lại một công việc hấp dẫn, được tìm hiểu và trải nghiệm nhiều thứ sẽ giúp NLĐ say mê hơn trong công việc. Tuy nhiên với mỗi người lại có những nhu cầu khác nhau trong công việc, cần sử dụng nhân sự một cách hợp lý để tạo ra sự thống nhất, kích thích NLĐ. Khi NLĐ được bố trí công việc đúng với khả năng, sở trường họ sẽ hứng thú hơn với công việc và phát huy được hết khả năng của mình. Từ đó nâng cao động lực làm việc cho NLĐ.

- Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho NV:

Tổ chức phải xác định được mục tiêu của mình và làm cho NLĐ hiểu được các mục tiêu đó. Một khi NV đã hiểu được mục tiêu của công ty và các lợi ích họ sẽ được hưởng khi công ty đạt được mục tiêu đó. Họ sẽ có hướng đi đúng đắn cho công việc của mình và có quyết tâm để đạt được mục tiêu đã đề ra. Khi các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để cùng hướng tới mục tiêu công ty thì việc công ty đạt được mục tiêu của mình chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Tiếp theo đó, công ty cũng cần xác định những nhiệm vụ cụ thể mà NLĐ phải làm, mô tả công việc đó một cách chi tiết, chính xác; đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, để giúp họ làm việc tốt hơn. Khi có một mục tiêu đề ra, tùy vào trình độ NV sẽ có cho mình những chương trình, kế hoạch, những việc phải làm riêng do bản thân đó tạo nên. Những NV giỏi có kinh nghiệm chắc chắn sẽ tự biết mình nên làm gì để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên với những NV còn yếu kém thì việc xác định nhiệm vụ cụ thể phải làm và mô tả công việc sẽ giúp NV đó sẽ dễ dàng có một đường đi đúng đắn để hoàn thành công việc nhanh chóng hơn. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện được công việc được như thế sẽ giúp NV có thể dễ dàng theo dõi và nắm bắt được công việc. NV sẽ cảm thấy đam mê và nhiệt huyết hơn trong công việc, khiến công việc không bị nhàm chán. Họ sẽ cảm nhận được ý nghĩa của mình trong công ty khi đạt được mục tiêu tổ chức đề ra và đóng góp được công sức của mình cho tổ chức. Điều này làm tăng động lực làm việc cho NV, khiến họ gắn bó với công ty lâu dài hơn đồng thời cũng tăng chất lượng của NV.

- Đánh giá thực hiện công việc đảm bảo tính công bằng

Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là việc đo lường hệ thống, chính thức kết quả thực hiện công việc so với các tiêu chuẩn đề ra.

Đối với NLĐ: đánh giá thực hiện công việc cung cấp thông tin cơ bản cho NLĐ về kết quả làm việc của họ để từ đó rút kinh nghiệm về những thiếu sót trong quá trình làm việc.

Đối với tổ chức: đánh giá công việc giúp tổ chức có thể đánh giá được NLĐ. Từ đó, đưa ra các biện pháp như đào tạo, thù lao hay thăng tiến...

Tổ chức cần phải đưa ra chế độ đánh giá công việc công khai, minh bạch. Đánh giá phải đảm bảo dựa trên mức độ hoàn thành công việc, tinh thần, thái độ

của NLĐ. Bên cạnh đó, tổ chức phải bình đẳng trong chế độ đánh giá công việc để có thẻ tạo động lực và kích thích NLĐ làm việc.

- Tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ hoàn thành nhiệm vụ:

Trong tổ chức, các NV cần được làm việc trong môi trường thân thiện, mọi người làm việc vui vẻ, hòa đồng, đồng nghiệp tôn trọng lẫn nhau, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không quá căng thẳng. Bên cạnh đó, tổ chức cũng cần đảm bảo các điều kiện cần thiết cho thực hiện công việc như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, trang thiết bị làm việc...; loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của NLĐ. Đối với những công việc khó, đòi hỏi kĩ năng, kiến tức tốt, nhà quản trị cần hỗ trợ hoặc đưa ra các phương pháp hiệu quả để NLĐ có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đối với những NLĐ còn yếu kém, tổ chức cũng có thể hỗ trợ cho NLĐ đi học chuyên tu để tăng cường kiến thức, kĩ năng đáp ứng được công việc được giao. Điều này sẽ tạo ra tâm lý làm việc thoải mái cho mỗi NV để họ nỗ lực, phấn đấu, nâng cao kết quả làm việc của công việc.

- Tạo cơ hội thăng tiến cho NLĐ

Cơ hội thăng tiến là một hoạt động dựa vào năng lực và khă năng của NLĐ để cất nhắc, đề bạt họ lên một vị trí cao hơn, có tiền lương, trách nhiệm và cơ hội phát triển bản thân cao hơn trong công ty. Vì vậy, việc tạo cơ hội thăng tiến cho NLĐ sẽ giúp họ có động lực làm việc, cố gắng hết sức mình để có vị trí cao hơn, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tổ chức cần quy định rõ ràng về chính sách thăng tiến để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội thăng tiến. Từ đó kích thích NLĐ làm việc hết mình và để họ thấy rằng, tổ chức tạo điều kiện để NLĐ có thể phát triển được bản thân, ghi nhận được những đóng góp của họ trong tổ chức.

- Tổ chức các hoạt động thể thao, nghỉ mát, giao lưu, văn hóa, văn nghệ Hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghỉ mát giao lưu... sẽ tạo điều kiện cho NLĐ nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Đồng thời, đây cũng là hoạt động giúp gắn bó NLĐ trong tổ chức, tạo điều kiện cho họ học hỏi, giao lưu nâng cao văn hóa doanh nghiệp. Khi tổ chức chú ý đến công tác này NLĐ sẽ phần nào hài lòng được nhu cầu tinh thần. Từ đó sẽ giúp năng suất và chất lượng công việc

được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu Công tác tạo động lực cho nhân viên NH TMCP á châu ( ACB) khoá luận tốt nghiệp 040 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w