- Giới thiệu chung về NH
+ Tên đầy đủ của NH là: NH TMCP Á Châu + Tên viết tắt là: ACB
+ Trụ sở chính của NH đặt tại: 442-444-446-448 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05 quận 3 Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam.
+ Giấy phép hoạt động số 0032/ NH-GP do NH nhà nước Việt Nam cấp ngàu 24/04/1993.
+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 533/GP-UB do Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
+ NH TMCP ACB chính thức đi vào hoạt động ngày 04/06/1993 - Lịch sử hình thành và phát triển
+ Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn NH ACB bắt đầu thành lập và định hướng khách hàng cũng như các sản phẩm mình cung cấp. Những người sáng lập NH ACB lúc bấy giờ đều là những cán bộ có khả năng, học thức, kinh nghiệm thương trường cũng như có đủ năng lực tài chính. Lúc bấy giờ, ACB được thành lập dựa trên nguyên tắc “ Quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”. ACB tập trung cho phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Với tư tưởng thận trọng và đổi mới, BLĐ ACBđã đưa ra các sản phẩm hoàn toàn mới lạ với thị trường lúc bấy giờnhư:vay tín chấp tiêu dùng, thẻ tín dụng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
+ Giai đoạn1996-2000: ACB trở thành NH TMCP đầu tiên ở Việt nam đi tiên phong trong việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế Master Card và Visa. Năm 1997, ACB tiếp cận với chương trình đào tạo chuyên nghiệp của các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực tài chính NH trong vòng 2 năm. Năm 1999, NH ACB đã
mạnh dạn triển khai xây dựng mạng diện rộng nhằm trực tuyến hóa và công nghệ hóa các giao dịch của NH trên diện rộng. Năm 2000, ACB thực hiện tái cấu trúc công ty qua các hoạt động thay đổi cơ cấu tổ chức công ty theo hướng tập trung kinh doanh. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc cũng phải chỉ đạo trực tiếp một số các phòng; hoạt động kinh doanh trước đây của Hội Sở cũng được chuyển giao cho Sở giao dịch Tp.HCM. Đây cũng là một bước tiến trong chiến lược phát triển của công ty trong những năm tiếp theo, giúp đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt và hiệu quả trên toàn hệ thống. Năm 2001, NH ACB chính thức vận hành “hệ thống NH lõi TCBS (The Complete Banking Solution: giải pháp NH toàn diện)”. Hệ thống này giúp toàn bộ hệ thống của ACB có thể kết nối với nhau qua Internet, dùng chung một hệ thống dữ liệu. Điều này góp phần tiết kiệm được thời gian trao đổi thông tin giữa các chi nhánh với nhau, đồng bộ thông tin. Bên cạnh đó các giao dịch giữa các chi nhánh cũng trở nên tức thời, nhanh chóng.
+ Giai đoạn 2003-2005: Trong giai đoạn này ACB có một bước tiến lớn trong việc xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các hạng mục như: “ huy động vốn, cho vay ngắn hạn trung và dài hạn, thanh toán quốc tế, cung ứng nguồn lực tại Hội sở”. Năm 2005, sau khi kí thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, NH Standard Charterd chính thức trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Giai đoạn này, ACB bắt đầu triển khai: “nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ NH bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có và lắp đặt các hệ thống máy ATM hiện đại”.
Giai đoạn 2006-2010: 2006 cổ phiếu của ACB được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. 2007, ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, mở thêm 31chi nhánh và phòng giao dịch. Bên cạnh đó ACB cũng hợp tác với các đối tác lớn như OPEN SOLUTION (OSI), MICROSOFT để có thể nâng cấp bộ máy hoạt động của mình và áp dụng các công nghệ mới nhất vào vận hành, quản lý. Năm 2008, ACB hợp tác với American Express về du lịch và dịch vụ, chấp nhận thẻ JCB. 2008 cũng là năm ACB đạt được giải thưởng “NH tốt nhất Việt Nam năm 2008” do tạp chí Euromoney bình chọn. Năm 2009, ACB hoàn thành chương trình “Tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng”. Một loại các công nghệ mới của ACB được hoàn thành
___I
Khôi Khôi thi Khỏi háng doanh trường tài hàng cá nghiệp chinh nhàn Các hội VP quản đồng lý dự ãn chiến lược
và áp dụng chính thức như: hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng hay hệ thống bàn trợ giúp. Và lại một lần nữa trong năm 2019, ACB nhận được giải thưởng “ NH tốt nhất Việt Nam 2019” do 6 tạp chí NH quốc tế bình chọn. Năm 2010, ACB tập trung vào công tác định hướng kinh tế để đưa ra các quyết sách trong tương lai. ”
Giai đoạn 2011 đến 2015: ACB cơ bản hoàn thành được các dự án và mục tiêu như tái cấu trúc các kênh phân phối, hình thành các trung tâm thanh toán nội dịa giai đoạn 1. Bên cạnh đó, trong năm 2015, phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và NV Hội sở cũng được ACB hoàn thiện. Trong giai đoạn này, ACB khởi tạo và triển khai các dự án NH giao dịch, NH ưu tiên hay quản lý khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NH.
Giai đoạn 2015 đến nay: ACB đã hoàn thành nhiều dự án công nghệ như CLMS, CRM, ACMS, ELM, PASS để hỗ trợ các công tác nghiệp vụ, nâng cấp máy móc để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ ưu Việt, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Tính đến nay, dựa trên nguyên tắc “ Tăng trưởng gắn liền với bền vững, quản lý phải ngày càng chuyên nghiệp, thu nhập chính đáng và lợi nhuận ở mức hợp lý” ACB luôn đứng vững trên thị trường với vị thế là một trong những NH hàng đầu Việt Nam.
- về mạng lưới, chi nhánh
Hiện nay, NH TMCP ACB có tới 358 chi nhánh và cây ATM trải dài khắp 47 tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt ở các khu vực như HCM và Bắc Trung Bộ, ngày càng có thêm nhiều chi nhánh của ACB được phát triển. Sở dĩ như vậy là do ACB tập trung phân khúc thị trường của mình ở TP. HCM, miền Đông Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.Việc mở rộng chi nhánh trên nhiều tỉnh thành giúp NH nâng cao uy tín cũng như dễ dàng tiếp cận được khách hàng tiềm năng trên cả nước. Qua đó, nâng cao được chất lượng phục vụ, đem lại những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng và nâng cao lợi nhuận công ty.
- Về chức năng, nhiệm vụ của NH ACB
NH TMCP ACB có chức năng cơ bản là trực tiếp hoạt động kinh doanh trên địa bàn được Nhà nước cho phép, thực hiện các dịch vụ của NH cho các cá nhân và tổ chức như tín dụng, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, cho vay, thanh toán sổ tiết kiệm...trên phạm vi cả nước.
31
- về nhiệm vụ, NH TMCP ACB có những nhiệm vụ sau:
+ Huy động nguồn vốn trong xã hội, quản lý và sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả.
+ Cho vay sản xuất, vay tiêu dùng với các đối tượng cá nhân và hộ gia đình theo chính sách và điều lệ của sản phẩm NH.
+ Cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền thường, chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa.
+ Kinh doanh ngoại hối: huy động cho vay, mua, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngoại hối khác.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NH TMCPẢ Châu (ACB)
Khỏi vận hảnh Khối quân trị hành chinh Khối quân trị nguồn nhàn lực lách
Phòng quân Phòn g trɪ ttải tồng nghiệm khách hàng hợp Phòng đầu tư Phòng quân thẳm định tài sân lý nợ Trung Phỏ tàm phê pháp duyệt tin dụng che Phó ng Phòng than h dử liệu toàn và quố c phàn tế tích Phòng đổi ngoại Khôi quản lý rũi ro Phòng quân trị truyền thống và thương hiệu Khối công nghệ thông tin Khoi tài chinh
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Á Châu
Nguồn: Nhân sự Ngân hàng TMCP ACB
Cơ cấu tổ chức ở NH ACB gồm 9 khối và 12 phòng ban, được thiết lập theo mô hình trực tuyến- chức năng. Hệ thống này giúp NV ACB ở các bộ phận có thể dễ dàng kết nối trực tiếp với các chuyên gia mà vẫn không mất đi tính thống nhất quản trị của tổ chức.
Chức năng của bộ máy tổ chức:
- Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị: có chức năng đưa ra các quyết sách và chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường nhằm phát triển và xây dựng sự lớn mạnh của NH.
- Ban giám đốc: có chức năng điều hành các hoạt động chung của NH, chỉ đạo hoạt động chung của các khối cũng như các phòng ban trong hệ thống. Đồng thời ban giám đốc cũng là người trực tiếp điều hành và khai thác các tài sản của NH ACB để mang về lợi nhuận lớn nhất cho NH và các cổ đông.
- Ban kiểm soát: có chức năng điều tra, giám sát các hoạt động của đơn vị trong hệ thống để đảm bảo các nghiệp vụ và hoạt động của các đơn vị là đúng pháp luật, quy chế và quy trình nghiệp vụ được quy định tại NH TMCP ACB. Từ đó, ban kiểm soát sẽ đánh giá được tình hình và mức độ hoạt động ở mỗi đơn vị kinh doanh, báo cáo lên cấp trên để kịp thời đưa ra các đối sách hiệu quả.
- Khối khách hàng doanh nghiệp: bao gồm các phòng ban chuyên sử lý các nghiệp vụ liên quan đến các doanh nghiệp. Các hoạt động có thể kể đến ở khối này như hỗ trợ các hoạt động tín dụng, huy động và dịch vụ tài chính, quản lý bán hang... - Khối khách hàng cá nhân: phục vụ các dịch vụ của khách hàng cá nhân như: dịch vụ thẻ, chuyển tiền nhanh, bán hàng qua đối tác, tín dụng khách hàng cá nhân, huy động vốn, dịch vụ tài chính cá nhân.
- Khối quản lý rủi ro: bao gồm các phòng quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro hoạt động, bộ phận phòng chống rửa tiền.
- Khối thị trường tài chính: hỗ trợ kinh doanh, quản lý vốn, kinh doanh ngoại tệ và vàng hay cung cấp sản phẩm ngân quỹ.
- Khối vận hành: giúp NH quản lý vận hành sản phẩm huy động, sản phẩm tín dụng, quản lý ngân quỹ, thanh toán nội địa, quản lý hệ thống ATM, quản lý pháp lý chứng từ.
- Khối quản trị nguồn nhân lực: Phụ trách nhiệm vụ tuyển dụng, quản trị nhân sự, quản lý đãi ngộ, phát triển nhân sự và đào tạo.
- Khối quản trị hành chính: phụ trách các công việc hành chính, kỹ thuật và cung ứng.
- Khối công nghệ thông tin: giúp NH xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin,quản ý ứng dụng, phát triển ứng dụng NH và NH số.
- Khối tài chính: gồm các hoạt động kiểm soát tài chính, kế toán, quản trị kết quả hoạt động và cung cấp bảng cân đối kế toán hàng năm.
- Ngoài ra các phòng giao dịch của ACB có chức năng huy động tiền gửi, thanh toán và cho vay sổ tiết kiệm. Đây cũng là nơi NV NH tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là bộ mặt của NH vì vậy đội ngũ NV NH ở các chi nhánh luôn cần khéo léo khi xử lý các trường hợp có thể xảy ra.
2.1.3. Kết quả kinh doanh của ACB trong những năm gần đây
Trong suốt hơn 26 năm hoạt động trên thị trường tài chính, NH TMCP Á Châu ACB luôn được coi là top những NH phát triển nổi bật trên thị trường. Nhờ những quyết sách bám sát thị trường và tối ưu hóa được lợi ích cho khách hàng và nhà đầu tư, ACB đạt được không ít những giải thưởng và thành tựu lớn nhỏ trong những năm gần đây. Điển hình phải kể đến TTS của ACB, chỉ tiêu này đang ngày một phát triển chứng tỏ sự vững mạnh và tiềm năng phát triển của NH ACB trong những năm trở lại đây. Để có thể theo dõi được một cách dễ dàng TTS của ACB em có biểu đồ sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng tài sản của ngân hàng ACB giai đoạn 2015-2019 383514 400000 300000 200000 100000 0 2015 2016 2017 2018 2019
Hình 2.2. Biểu đồ TTS của NH Á Châu giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng TMCP ACB
Theo đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy, TTS của NH ACB tăng trưởng rất đều đặn qua các năm. Ở năm 2015, TTS của NH ACB đạt 201457 tỷ đồng và tăng 30.000 tỷ vào năm 2016, con số này được nâng cao 40.000 tỷ ở các năm 2017 và 2018 đạt 284.316 tỷ đồng năm 2017 và 329.333 tỷ đồng năm 2018. Đặc biệt vào
năm 2019, TTS của NH ACB đạt 383.514 tỷ đồng tăng gần 50.000 tỷ so với năm 2018 trước đó, đồng thời cũng gần gấp đôi TTS của ACB đạt được trước nó 4 năm trước nào năm 2015. Điều này thể hiện rõ ràng đường lối kinh doanh và những quyết sách ACB đưa ra là vô cùng đúng đắn để đưa NH ngày càng phát triển đi lên. Bên cạnh đó, vào năm 2019, sau top 4 NH Big4, NH ACB cũng xếp thứ 4 trong số những NH có TTS lớn nhất.
Năm 2019, cũng là năm thành công rực rỡ của ACB khi ACB tuyên bố đạt mức lợi nhuận cao nhất trong 5 năm trở lại đây đạt 7.516 tỷ đồng trước thuế, tỉ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức thấp chỉ 0.54%.
Lợi nhuận
Hình 2.3. Sơ đồ lợi nhuận trước thuế của NH TMCP Á Châu giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Báo cáo tài chính của NH ACB năm 2019
Biểu đồ trên thể hiện rất rõ mức độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của NH ACB qua các năm từ năm 2015 đến năm 2019. Từ một NH vừa và nhỏ với lãi suất trước thuế chỉ đạt 1.314 tỷ đồng vào năm 2015. NH ACB đã có những bước đột phá phát triển trong công nghệ và chiến lược để lợi nhuận trước thuế tăng đều đặn qua các
năm 2016 là 27% và năm 2017 là 59%. Tuy nhiên đến năm 2018, ACB mới thật sự lột
xác ngoạn mục với mức tăng lợi nhuận trước thuế đạt 141% chạm mốc 6.389 tỷ vượt xa các năm trước. Với đường lối đúng đắn trong việc xác định sản phẩm mục tiêu cũng
như đầu tư đúng đắn, ACB đã mang lại nguồn lợi nhuận khủng và vô cùng ấn tượng giúp nâng tầm vị thế NH. Năm 2019 duy trì đà tăng trưởng của năm 2018, NH ACB tiếp tục có lợi nhuận trước thuế tăng lên đạt 7.516 tỷ, tăng 17.6% so với năm 2018, cao
nhất từ trước tới nay.Cụ thể tăng trưởng thu nhập ở các năm diễn ra như sau:
lãng trường t∣hu rth⅞p
* fi⅛itj CTtit-" Jifti 0, Icj f.T'iXtJ Wftn ⅛D∣r7. ■ Tống thu Fihip (“ghin tý đồng)
■ Thu IhMp lãi lhu⅛ri {righ'∣ri tỹ đồngl
Hình 2.4. Sơ đồ tăng trưởng thu nhập của NH TMCP Á Châu giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Báo cáo tài chính của NH ACB năm 2019
Các mảng kinh doanh của ACB trong giai đoạn này đều ghi nhận tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 11.8 nghìn tỷ trong năm 2019 tăng 13% so với thu nhập lãi thuần của năm 2018 đạt 10.4 nghìn tỷ đồng vượt xa so với thu nhập lãi thuần ở năm 2015 là 5.9 nghìn tỷ đồng. Thu nhập phi thuần của ACB năm 2015 đạt 0.7 nghìn tỷ đồng, năm 2016 đạt 0.9 nghìn tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.2 nghìn tỷ đồng, năm 2018 đạt 1.5 nghìn tỷ đồng và cao nhất là năm 2019 đạt 1.9 nghìn tỷ đồng. Chính vì thế, tổng thu nhập của NH ACB qua các năm cũng tăng lên đáng kể từ 6.2 nghìn tỷ đồng trong năm 2015 tăng lên 15.8 nghìn tỷ đồng trong năm 2019, tăng gấp 254% trong 4 năm. Đây quả là những con số đáng ấn tượng của ACB trong những năm gần đây.
NỢ xấu và TP VAMC
^■TP VAMC (tỳ dòng] Mợ Kau [tỳ dồng) →-I⅛l⅛ nựKấu (WJ
Hình 2.5. Sơ đồ Nợ xấu và TP VAMC của NH ACB giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Báo cáo tài chính của NH ACB năm 2019