3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ KTQT tại chi nhánh NHCT
3.2.2.1 Vận dụng phương pháp tính lãi suất cho vay phù hợp.
Để có thể đưa ra các quyết định đầu tư, cho vay đúng đắn, mang lại lợi nhuận thì các ngân hàng phải làm tốt công tác xác định giá thành, giá bán sản phẩm tín dụng. Điều này có nghĩa các ngân hàng khơng nên sử dụng duy nhất một phương pháp tính lãi suất cho vay mà phải vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể từng thời kì khác nhau. Có như vậy thì KTQT mới phát huy được vai trị của mình, ngân hàng sẽ khơng bỏ lỡ các cơ hội có hiệu quả cao.
Nếu ngân hàng áp dụng phương pháp tổng hợp chi phí để tính lãi suất cho vay, thì ưu điểm của phương pháp này là định giá được các khoản vay bao phủ được tất cả những chi phí thực tế có liên quan, dự kiến được những tổn thất và mục tiêu lợi nhuận mà ngân hàng đề ra. Tuy nhiên, phương pháp này chưa tính tới lãi suất cạnh tranh chung của thị trường. Chính vì vậy lãi suất mà ngân hàng đưa ra có thể cao hoặc thấp hơn so với lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, hạn chế của phương pháp này là giả định ngân hàng xác định được chính xác những chi phí trong hoạt động. Thực tế ngân hàng thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc phân bổ chi phí hoạt động cho rất nhiều dịch vụ khác nhau của ngân hàng để thực hiện được phương pháp này thì NHTM cần có một hệ thống thơng tin quản lý được thiết kế hiệu quả.
Ngược lại nếu ngân hàng chỉ sử dụng phương pháp định giá theo lãi suất cơ sở thì lãi suất mà ngân hàng đưa ra phù hợp với lãi suất thị trường song lại chưa tính đến những chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Đối với phương pháp định giá theo chi phí- lợi ích: phương pháp này xác định khả năng bù đắp được tồn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến khoản vay cũng như khả năng khách hàng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, đây cịn là phương pháp định giá dựa trên tổng thể mối quan hệ với khách hàng do vậy ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi với những khách hàng mang lại lợi nhuận lớn cho mình, hoặc những khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu dài. Đây
Khố luận tốt nghiệp 77 Học viện Ngân hàng
được coi là phương pháp quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho ngân hàng. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập được hệ thống quản lý khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm và áp dụng hệ thống kế tốn chi phí để có thể theo dõi, tính tốn và phân bổ cho từng khách hàng. Việc áp dụng hệ thống này bắt buộc các ngân hàng theo đuổi trong thời gian dài và tốn kém nhiều chi phí.
3.2.2.2 Áp dụng KTQT vào cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một ngân hàng muốn phát triển tốt hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt động kinh doanh nói chung cần phải có một chiến lược đúng hướng. Để đạt được con số lợi nhuận lí tưởng trong giai đoạn hiện nay không phải là vấn đề đơn giản của các ngân hàng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính- tín dụng năm 2008, thì nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khôi phục và hạn chế ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng mang lại thơng qua các chính sách tiền tệ, chính sách kích cầu.. .Nới lỏng lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn. Sự tăng trưởng tín dụng đang kéo theo sự gia tăng RRTD cho các ngân hàng. Vì vậy, giải pháp để nâng cao công tác quản trị RRTD đang là vấn đề đặt lên hàng đầu để tiến tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, hiệu quả và bền vững.
Hoạt động quản trị RRTD được tổ chức thực hiện tốt sẽ góp phần giảm bớt tổn thất do RRTD gây ra đối với ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị RRTD, các NHTM cần xem xét, đánh giá một cách khách quan, đồng thời áp dụng những chuẩn mực quốc tế vào quá trình quản trị nhằm đạt các mục tiêu:
- Đạt kết quả cao trong kinh doanh, trong giới hạn rủi ro có thể kiểm sốt, chịu đựng được.
- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước, quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Đảm bảo hoạt động an tồn, hiệu quả, phát triển.
Khố luận tốt nghiệp 78 Học viện Ngân hàng
Áp dụng KTQT vào công tác quản trị rủi ro nghiệp vụ tín dụng là việc ngân hàng tiến hành theo dõi các khoản vay, có bất cứ dấu hiệu xấu nào thì phải báo cáo cho cán bộ tín dụng nhằm bổ sung thơng tin cho việc phân tích đánh giá khách hàng vay, đồng thời kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu không tốt liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Qua đó, ngân hàng sẽ có những biện pháp, cách giải quyết kịp thời để hạn chế rủi ro cho mình. Ngồi ra, KTQT cịn dự tính mức độ rủi ro và trên cơ sở đó để tiến hành trích lập dự phịng rủi ro.
3.2.2.3 Thiết lập hệ thống báo cáo KTQT chuẩn phục vụ cơng tác quản lý tín dụng.
Ngân hàng thiết lập một hệ thống báo cáo KTQT, và nhiệm vụ của bộ phận này là:
- Theo dõi các khoản doanh thu, chi phí phát sinh ở từng bộ phận, từng khách hàng, từng sản phẩm từ đó cung cấp thơng tin giúp ban lãnh đạo đề ra những chính sách phù hợp.
- Phân tích tình hình thực hiện dự tốn qua đó đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận trong ngân hàng, phân tích và tìm hiểu các ngun nhân gây nên sự chênh lệch giữa số liệu dự toán với kết quả thực tế về các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Từ đó lập báo cáo phân tích về tình hình thực hiện dự tốn cho từng bộ phận có liên quan đến khoản tín dụng.
- Phân tích về mối quan hệ giữa chi phí- qui mơ- lợi nhuận nhằm cung cấp thơng tin thích hợp kịp thời và đáng tin cậy cho ban lãnh đạo ra quyết định đối với các tình huống kinh doanh đặc biệt hoặc đề ra các chiến thuật kinh doanh tín dụng ngắn hạn. Trên cơ sở đó, lập các báo cáo trình bày thơng tin thích hợp đối với các phương án cho vay thích hợp.
Với phần hành cơng việc này, u cầu kế tốn viên phải có kinh nghiệm, trình độ chun mơn cao, kiến thức tốt, nhanh nhạy để có thể đánh giá tình hình một cách nhanh chóng, tốt nhất. thì lúc đó, thơng tin mà KTQT mang lại cho các nhà quản trị mới thực sự có ý nghĩa và thiết thực.