Biện pháp phi tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại NH TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nam 205 (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu của đề tài

1.5.2. Biện pháp phi tài chính

a. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Một trong những giải pháp tạo động lực cho người lao động là tổ chức đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân sự. Có như thế, hiệu quả công việc mới ngày càng được nâng cao. Với những kỹ năng được trang bị, đào tạo sẽ giúp các nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn đồng thời tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp. Vừa tăng được chất lượng nhân lực lại là cơ hội để giúp kéo dài hợp đồng lao động nên việc đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết.

- Để nâng cao kỹ năng cho nhân viên, người sử dụng lao động có thể dùng nhiều cách khác nhau như cung cấp tài liệu, nguồn lực để họ tự nghiên cứu học tập, hoặc tổ chức các đợt tập huấn để giúp họ phát triển các kĩ năng của bản thân. Những sáng kiến của các người lao động liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi họ là những người trực tiếp sản xuất các sản phẩm hay thiết kế các dịch vụ, là những người tham gia giao dịch với khách hàng và giải quyết vấn đề hàng ngày.

- Xác định nhu cầu của người lao động. Đây là một công tác cần thiết trong mỗi doanh nghiệp vì nó sẽ giúp nhà quản lý đưa ra những chính sách, biện pháp thỏa mãn kịp thời nhu cầu của NLĐ. Nếu như những nhu cầu đó không được thỏa mãn sẽ có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến tinh thần cũng như trách nhiệm đối với công

việc. Những hoạt động trong việc xác định nhu cầu không chỉ có tác dụng giữ chân người lao động mà còn thúc đẩy họ nỗ lực nhiều hơn để thực hiên công việc một cách hiệu quả nhất.

b. Đánh giá thực hiện công việc thường xuyên và công bằng

Mục tiêu của đánh giá để cải thiện quá trình thực hiện công việc của người lao động, giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn như đào tạo, phát triển nhân sự, thù lao, thăng tiến và kỷ luật. Để kết quả đánh giá khách quan cần xây dựng hệ thống đánh giá rõ ràng, lựa chọn đối tượng đánh giá cũng như sử dụng các phương pháp đánh giá sao cho phù hợp. Khi công tác đánh giá được tiến hành một cách minh bạch với các tiêu chí cụ thể sẽ giúp người lao động nhìn nhận được những thành tích đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục. Từ đó, sẽ có tác động thúc đẩy quá trình thực hiện công việc theo chiều hướng tốt hơn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

c. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống những giá trị, niềm tin, nhận thức và phương pháp tư duy được đa số thành viên trong tổ chức thống nhất và có ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của mỗi cá nhân. Văn hóa doanh nghiệp là phương pháp tạo động lực lao động và sức mạnh đoàn kết cho doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến các thành viên trong doanh nghiệp. Các giá trị và các triết lý được tổ chức lựa chọn là chuẩn mực chung cho mọi thành viên nỗ lực thực hiện một cách tốt nhất. Văn hóa doanh nghiệp có sức mạnh lôi cuốn các thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận những giá trị, triết lý được quy định và hội tụ các cá nhân có sự nhất trí cao, hành động vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

d. Môi trường làm việc

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng, thái độ cũng như hiệu quả thực hiện công việc của NLĐ.

* Về cơ sở vật chất

Tổ chức cần cung cấp môi trường làm việc với đầy đủ trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công việc và nơi làm việc được bố trí một cách khoa học tạo điều kiện tối đa cho NLĐ thực hiện công việc. Ngoài ra, cần cung cấp các trang thiết bị bảo hộ lao

động đạt tiêu chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động.

* Xây dựng bầu không khí làm việc

Doanh nghiệp cần xây dựng không khí làm việc thân thiện, hợp tác, sẻ chia thể hiện qua việc lãnh đạo luôn lắng nghe, các đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ phối hợp thực hiện các công việc cũng như có thái độ tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể do đơn vị tổ chức. Khi được làm việc trong môi trường lý tưởng, lành mạnh sẽ tạo ra trạng thái hứng khởi, vui vẻ và gắn kết các thành viên với nhau để sẵn sàng thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

e. Phong cách lãnh đạo

Đối với người lao động, phong cách lãnh đạo của cấp trên có sự ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc bởi lẽ đó là những cách thức mà người lãnh đạo tác động đến cấp dưới trong quá trình thực hiện công việc. Hiện nay, có 3 phong cách lãnh đạo cơ bản: Phong cách dân chủ, phong cách độc đoán và phong cách tự do. Mỗi phong cách phù hợp với những đối tượng, hoàn cảnh khác nhau và có những ưu, nhược điểm riêng. Nếu như, phong cách lãnh đạo không phù hợp với người lao động sẽ khiến tinh thần làm việc giảm xuống, thậm chí chán nản với công việc cũng như có những thái độ tiêu cực. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo cần lựa chọn phong cách sao cho phù hợp với người lao động để có những tác động tích cực đến suy nghĩ, hành động của họ từ đó thúc đẩy năng suất trong quá trình thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại NH TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nam 205 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w