6. Kết cấu của đề tài
1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tạo động lực lao động
Mỗi tổ chức khi thực hiện đánh giá hiệu quả của tạo động lực lao động cần phải có những tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng thể hiện ở một số nội dung sau:
a. Đánh giá sự thỏa mãn của người lao động
- Khi người lao động cảm thấy thỏa mãn với công việc tức là họ sẽ hăng say, thích thú và gắn bó với công việc của mình từ đó nâng cao năng suất lao động góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có được kết quả đo lường mức độ thỏa mãn thì có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn hoặc khảo sát thông qua bảng hỏi với những câu hỏi có sự liên quan đến những chính sách tạo động lực đang được thực hiện.
- Kết quả tổng hợp bảng hỏi sẽ đánh giá được các biện pháp tạo động lực có thực sự hiệu quả không, nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của NLĐ. Từ đó, tổ chức sẽ có sự điều chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp và sau khi điều chỉnh trong một thời gian nhất định sẽ tiếp tục xác định nhu cầu của NLĐ bởi có những nhu cầu đã được thỏa mãn, những nhu cầu mới xuất hiện và những nhu cầu cũ nhưng ở cấp độ cao hơn.
b. Kết quả thực hiện công việc
Tạo động lực lao động là một trong những yếu tố tác động tới kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân. Nếu như công tác tạo động lực đang được thực hiện tốt thì kết quả thực hiện công việc sẽ được nâng cao, số lượng sản phẩm tăng lên và tăng năng suất lao động cũng như hoàn thành tốt hoặc vượt mức KPI đã được đề ra. Kết quả thực hiện công việc được thể hiện qua số lượng lao động hoàn thành công việc được giao cả về số lượng, chất lượng công việc và thời hạn được giao. Trên cơ sở đó, tổ chức xếp loại lao động theo tiêu chí do tổ chức quy định.
c. Mức độ gắn bó của NLĐ với tổ chức
Mức độ gắn bó của NLĐ là mức độ cao nhất trong giai đoạn phát triển của sự trung thành của nhân viên đối với mỗi doanh nghiệp.
Giai đoạn phát triển như sau:
Sự hài lòng=> Sự cam kết => Sự gắn bó
Sự hài lòng cho thấy người lao động có thoả mãn với những gì mà doanh nghiệp đang thực hiện hay không. Sự cam kết là bậc cao hơn, thể hiện nhân viên sẽ nỗ lực hết mình trong công việc, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thách thức. Sự gắn bó là bậc cao nhất, thể hiện qua việc nhân viên muốn gắn bó lâu dài với tổ chức, mong muốn được làm việc và cống hiến cho tổ chức.
Mức độ gắn bó thể hiện qua tỷ lệ lao động thôi việc, xin nghỉ việc hằng nay hoặc tỷ lệ xin nghỉ khi chưa đến tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ luân chuyển... Các tỷ lệ này của tổ chức thấp hoặc bằng 0 chứng tỏ tổ chức đó đang hoạt động tốt. Điều này chứng tỏ các chính sách mà tổ chức đưa ra đã có những tác động nhất định tới nhận thức cũng như hành động của mỗi cá nhân. Khi được làm việc trong một môi trường có những
chính sách hấp dẫn cũng như áp dụng hiệu quả công tác tạo động lực thì NLĐ sẽ có xu hướng muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.
d. Thái độ làm việc
Chính sách tạo động lực hiệu quả sẽ được đa số NLĐ đồng thuận từ đó có thái độ tích cực trong công việc và có xu hướng hợp tác tốt hơn với những thành viên khác. Ngoài ra, NLĐ sẽ có tinh thần nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể do doanh nghiệp tổ chức. Khi cảm thấy hài lòng với công tác tạo động lực sẽ chấp hành nghiêm túc hơn các quy định được đề ra, giảm thiểu tình trạng vi phạm kỷ luật tại nơi làm việc.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tạo động lao động là một công tác rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Chương 1 đã có sự phân tích tổng quan về khái niệm, vai trò, các học thuyết tạo động lực như: Học thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết 2 nhân tố của Herzberg, học thuyết kỳ vọng của Vroom và thuyết công bằng của Adam. Cùng với các yếu tố ảnh hưởng như cá nhân người lao động, nhân tố thuộc về doanh nghiệp và nhân tố thuộc về xã hội. Ngoài ra, còn chỉ ra những biện pháp tài chính, phi tài chính và những tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực lao động. Từ đây, có thể hiểu sâu hơn về lý do cần tạo động lực, cần áp dụng như thế nào, những yếu tố nào ảnh hưởng, quy trình thực hiện cũng như các phương pháp tạo động lực phù hợp với người lao động. Chính những lý thuyết đó sẽ là nền tảng cho quá trình phân tích thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp ở các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG Lực LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆTNAM - CHI NHÁNH HÀ NAM 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nam
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Vietcombank
- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Tên giao dịch: Vietcombank
- Ngân hàng Vietcombank được thành lập vào 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Vietcombank là NHNN đầu tiên được triển khai cổ phần hóa, hoạt động với tư cách là NHTMCP vào 02/06/2008. Ngày 30/06/2009, cổ phiếu của NH được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. (Vietcombank, Qúa trình hình thành và phát triển, 2019)
- Sau một quá trình hình thành và phát triển, Vietcombank đã có những bước tiến đáng mong đợi. Đầu năm 2021, tổng tài sản là 1.326.230 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 94.095 tỷ đồng, 20.370 NV, 116 chi nhánh trải dài trên toàn quốc, 476 phòng giao dịch, 4 công ty con tại Việt Nam và 3 công ty con ở nước ngoài. (Vietcombank, Báo cáo tài chính, 2021)
- Vietcombank đã và đang có vị trí hàng đầu với những thành công nổi bật, được nhận các giải thưởng danh giá: “ Ngân hàng tốt nhất Việt nam”, “Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2020”, “Top 100 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam”,...
- VCB đã mang đến những sản phẩm với sự áp dụng của công nghệ như: “VCB - Internet Banking, VCB - Mobile Banking, VCB Pay, VCB Money,.” cùng hàng loạt tiện ích khác. Đặc biệt năm 2020 đã đưa ngân hàng số (VCB Digibank) tới khách hàng với sự tích hợp giữa Internet Banking và Mobile Banking với những tính năng đa dạng cùng ưu đãi hấp dẫn nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của Vietcombank chi nhánh Hà Nam
- Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam
Chỉ
tiêu Năm2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018So sánh 2020/2019So sánh
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tổng vốn HĐ 1278 100 1853 100 1918 100 575 144,99 65 103,51
Theo loại tiền
Nội tệ 1052 82,32 1536 82,89 1595 82,79 484 146,01 59 103,84
Ngoại
tệ 226 17,68
31
7 17,11 323 17,21 91 140,26 6 101,89
Theo tượ hoạt ?ng
- Ngày thành lập: Ban lãnh đạo Vietcombank đã quyết định thành lập Chi nhánh Hà Nam và đưa vào hoạt động chính thức từ 06/07/2012
- Địa chỉ: Đường Lê Hoàn, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Giám đốc: Bạch Thành Long
NH luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng đa dạng các dịch vụ và hoạt động chủ yếu trên các dịch vụ sau: Dịch vụ huy động vốn, chuyển tiền, thẻ, thanh toán, cho vay, bao thanh toán.
Sau nhiều năm hoạt động, ngân hàng VCB Hà Nam đã có được một số thành công nhất định, nằm trong top 4 NH có vốn huy động và dư nợ lớn nhất địa bàn. NH luôn quan tâm tới nâng cao sản phẩm, dịch vụ để thu hút và tìm kiếm một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Với mục tiêu lấy công nghệ làm nền tảng, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao là ưu tiên số một, tiết kiệm chi phí và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Hà Nam qua các năm.
a. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng
Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 496 541 490 45 109,07 -51 90,57 Chi phí 232 227 239 -5 97,84 12 105,29 Lợi nhuận 264 314 251 50 118,94 -63 79,94 Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ) Có thể thấy, cơ cấu huy động vốn có sự biến động trong 3 năm trở lại đây.
- Năm 2018, tổng vốn huy động là 1278 tỷ đồng. Trong đó, xét theo loại tiền thì nội tệ là 1052 tỷ đồng tương đương với 82,32%, vốn từ ngoại tệ là 226 tỷ chiếm không kỳ hạn là 891 tỷ đồng chiếm 69,71% và có kỳ hạn là 387 tỷ đồng chiếm 30,29%.
- Năm 2019, tổng huy động vốn là 1853 tỷ đồng tăng 575 tỷ đồng tương đương với 49,99% so với năm 2018. Theo loại tiền, vốn từ nội tệ là 1536 tỷ đồng tăng 484 tỷ đồng và ngoại tệ là 317 tỷ đồng tăng 91 tỷ đồng so với năm 2018. Vốn KKH là 1204 tỷ đồng, tăng 313 tỷ đồng và có kỳ hạn 649 tăng 262 tỷ đồng so với 2018.
- Đến năm 2020, tổng huy động vốn là 1918 tỷ đồng, tăng 65 tỷ đồng so với năm 2019. Theo loại tiền, nội tệ 1595 tỷ đồng tăng 59 tỷ đồng và ngoại tệ 323 tỷ đồng tăng 6 tỷ so với năm trước. Theo đối tượng hoạt động, vốn từ dân cư 1237 tỷ đồng tăng 52 tỷ và từ tổ chức KT 681 tỷ đồng tăng 13 tỷ so với năm 2019. Đối với kỳ hạn huy động, vốn từ KKH là 1256 tỷ đồng tăng 52 tỷ và có kỳ hạn 662 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng so với năm 2019.
=> Cơ cấu huy động vốn có xu hướng tăng qua từng năm, đặc biệt là năm 2019 tăng trưởng khá cao, năm 2020 mặc dù vẫn có sự tăng trưởng tuy nhiên chỉ tăng nhẹ vài %. Năm 2020, tình hình dịch Covid ảnh hưởng đến kinh tế làm cho các doanh nghiệp hoạt động khó khăn và thu nhập của người lao động giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quy mô huy động vốn, song Vietcombank Hà Nam đã những biện pháp cơ cấu danh mục huy động vốn theo hướng hiệu quả. Cụ thể, năm 2020 huy động vốn vẫn giữ được tăng trưởng dương, mặc dù chỉ tăng 3,51% so với năm 2019 nhưng vẫn được coi là dấu hiệu tăng trưởng tích cực trong tình hình kinh tế đầy biến động.
b. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Ket quả HĐKD Vietcombank chi nhánh Hà Nam
I--- Phòng KHCN ---1--- Phòng KHDN
Theo số liệu tổng hợp trên, hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Nam thay đổi qua từng năm.
- Năm 2018, thu nhập 496 tỷ đồng cùng với chi phí 232 tỷ đồng và lợi nhuận thu được là 264 tỷ đồng. Năm 2019, thu nhập 541 tỷ đồng tăng 45 tỷ tương đương 9,07% và chi phí 227 tỷ đồng giảm 5 tỷ tương đương giảm 2,16% còn lợi nhuận 314 tỷ đồng tăng 50 tỷ so với năm 2018. Đến năm 2020, thu nhập 490 tỷ đồng giảm 51 tỷ, chi phí 239 tỷ tăng 12 tỷ và lợi nhuận giảm 63 tỷ đồng so với năm 2019.
- Năm 2019 tình hình kinh tế ổn định cùng với các chính sách cắt giảm chi phí nên hoạt động kinh doanh có những thành công nhất định. Tuy nhiên đến năm 2020, lợi nhuận có xu hướng giảm do thu nhập giảm còn chi phí lại tăng. Sở dĩ có sự thay đổi đó là do Vietcombank Hà Nam đã cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid và có cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tăng dẫn đến lãi suất giảm 20,06%.
=> Kết quả hoạt động kinh doanh có sự biến động khác rõ rệt qua từng năm.
2.1.4. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức tổ chức tại Vietcombank Hà Nam
a. Cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Phòng giao dịch ________7________ ________7________ ________7________ Phòng KHCN ________8________ ________10________ ________11________ Phòng KHDN ________9________ ________9________ ________10________ Phòng HCNS ________8________ ________8________ ________8________ Phòng DVKH ________8________ ________10________ ________10________ Phòng KT-NQ ________7________ ________7________ ________7________ _______Tổng_______________47________ ________51________________53________
Trình độ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Trên đại học 8 10 10 Đại học 39 41 43 Dưới đại học 0 0 0 Tổng 47 51 53 Phòng HCNS Phòng KTNQ PhòngDVKH giao dịchPhòng b. Tình hình nhân sự
* Cơ cấu lao động tại các phòng ban
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động các phòng tại Vietcombank Hà Nam
Đơn vị: người
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Tình hình nhân sự trong thời gian 3 năm trở lại đây của Vietcombank Hà Nam có sự biến động.
Năm 2018 số lao động tại ngân hàng là 47 người, phòng khách hàng các nhân có nhiều nhân sự nhất với 9 NV. Năm 2019, tổng số lao động đã tăng lên 4 người, trong đó phòng KHCN và DVKH mỗi phòng tăng thêm 2 người. Đến năm 2020, tổng lao động tăng lên 2 người với 53 lao động cụ thể phòng KHCN tăng thêm 1 NV, phòng KHDN tăng 1 NV.
=> Trong 3 năm, cơ cấu lao động theo các phòng ban có xu hướng tăng, tuy nhiên tăng không đáng kể.
* Cơ cấu lao động theo trình độ
Giới tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Nữ 27 57,45 30 58,82 31 58,49
Nam 20 42,55 21 41,18 22 41,51
Tổng 47 100 51 100 53 100
Theo bảng trên, có thể thấy rằng trình độ lao động tại Vietcombank Hà Nam có sự biến động. Trình độ lao động dưới đại học không còn mà thay vào đó là trình độ đại học và trên đại học. Năm 2018, số NLĐ có trình độ trên đại học gồm 8 người, chiếm 17,02% và trình độ đại học chiếm 82,98%. Năm 2019, trình độ đại học tăng lên 41, tăng 2 người so với năm 2018 chiếm 80,39% còn tỷ lệ trên đại học chiếm 19,61%. Năm 2020, trình độ đại học chiếm 81,13%, trình độ trên đại học vẫn giữ nguyên so như năm 2019.
=> Cơ cấu lao động theo trình độ có xu hướng tăng nhẹ qua mỗi năm bởi NH luôn cố gắng nâng cao trình độ của đội ngũ NLĐ nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện tại cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
* Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Vietcombank Hà Nam
Chỉ tiêu Số lượngNăm 2018% Số lượngNăm 2019% Năm 2020 Số lượng % <30 16 34,04 14 27,45 13 24,53 30-40 17 36,17 21 41,18 23 43,39 >40 14 29,79 16 31,37 17 32,08 Tổng 47 100 51 100 53 100 (Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Cơ cấu lao động theo giới tính có sự biến động trong 3 năm. Năm 2018, số lượng NLĐ nữ là 27 người (57,45%), lao động nam 20 người (42,55%). Đến năm 2019, số lượng NLĐ nữ là 30 người tăng 3 người và lao động nam 21 người tăng 1 người so với năm 2018. Năm 2020, lao động nữ 31 người tăng 1 người và lao động nam cũng tăng 1 người so với năm 2019. Nhìn chung, cơ cấu lao động nữ có tỷ lệ cao hơn lao động nam do đặc điểm công việc.
=> Cơ cấu lao động theo giới tính có xu hướng tăng trong giai đoạn 2018-2020. * Cơ cấu lao động theo độ tuổi