Quy định về công tác thu bảo hiểm xã hội của BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội tại bảo HIỂM xã hội TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 35 - 38)

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện quản lý, theo dõi quá trình thu nộp BHXH nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, cụ thể như Công văn số: 211/BHXH ngày 26/9/1995 quy định tạm thời về quản lý thu-

chi BHXH; Đến năm 1996, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số: 177/BHXH ngày 30/12/1996 quy định về công tác quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam; Do yêu cầu công tác quản lý thu BHXH, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số:2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 về việc ban hành quy định công tác quản lý thu BHXH, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, phương pháp, quy trình và quản lý tài chắnh thu BHXH. Ngoài ra, để phù hợp với việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam và công tác quản lý thực hiện thu BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam có công văn hướng dẫn số: 251/BHXH-QLT quy định chi tiết về công tác quản lý thu BHXH, BHXH. Mặt khác, để phù hợp với đối tượng của Nghị định số: 01/2003/NĐ-CP nêu trên và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH thời gian trước, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số:722/QĐ- BHXH-BT ngày 26/5/2003 về việc quy định công tác quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.

Đối với NLĐ để theo dõi, ghi nhận quá trình làm việc có đóng BHXH, BHXH Việt Nam có các văn bản quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH như Quyết định số: 113/BHXH-QĐ ngày 22/6/1996 ban hành quy định về cấp và ghi sổ BHXH; Quyết định số:2352/1999/QĐ-BHXH ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH; Quyết định số: 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 về việc ban hành quy định công tác quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc và có Quyết định số: 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Quyết định số 902/QĐ- BHXH.

Để phù hợp với các văn bản mới Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số: 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Như vậy, kể từ khi BHXH Việt Nam được hình thành hệ thống văn bản pháp quy làm hành lang cho công tác thu BHXH luôn được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lư.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu bảo hiểm xã hội

- Chắnh sách tiền lương: Chắnh sách tiền lương và chắnh sách BHXH nói

chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chắnh sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chắnh sách BHXH, bởi vì cơ sở để tắnh toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào tiền lương. Như vậy, khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu cũng làm cho số thu BHXH cũng tăng lên. Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên.

- Nguồn lao động: NLĐ là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Như vậy nếu một quốc gia có dân số ỘgiàỢ tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ắt trong khi số người hưởng các chế độ BHXH đặc biệt là chế độ hưu trắ ngày càng tăng.

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người.

Tốc độ tăng trưởng của một Quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống của người dân sẽ cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho NLĐ. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều NLĐ có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để NLĐ có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của NLĐ cũng

tăng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xảy ra như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trắ, tử tuất, thai sản, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động tắch cực làm tăng thu BHXH.

- Nhận thức của NLĐ và ý thức chấp hành pháp luật BHXH của chủ SDLĐ: Khi NLĐ và chủ SDLĐ hiểu biết chắnh sách Pháp luật về BHXH và tự giác chấp hành cũng là nhân tố tác động làm gia tăng số thu BHXH.

- Hiệu quả hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam: Nếu BHXH Việt Nam tổ chức bộ máy gọn nhẹ, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác thu BHXH, giải quyết chế độ, chắnh sách BHXH thì nó cũng là một trong những nhân tố góp phần tăng thu BHXH.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội tại bảo HIỂM xã hội TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w