Phương thức và mức đóng BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội tại bảo HIỂM xã hội TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 59 - 66)

2.2 Phân tắch thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hộ

2.2.4 Phương thức và mức đóng BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc

Với phương thức và mức đóng BHXH như hiện nay đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trắch, nộp BHXH ngay sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị SDLĐ trong việc thanh quyết toán tiền lương cho NLĐ, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị SDLĐ trong khu vực Nhà nước thực hiện tốt việc trắch, nộp BHXH theo quy định này, còn

đối với các đơn vị ngoài khu vực Nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng nợ BHXH.

Nợ chậm đóng (số tiền đơn vị SDLĐ nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân 1 tháng) được tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số doanh nghiệp Nhà nước do các đơn vị này không thực hiện việc nộp BHXH theo tháng mà nộp theo quý.

Nợ tồn đọng (số tiền đơn vị SDLĐ nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân của 3 tháng), chủ yếu thuộc các doanh nghiệp Nhà nước đang trong giai đoạn sắp xếp, cổ phần hoá theo quy định tại Nghị định 41/CP; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp khó khăn do suy thoái kinh tế, sản xuất cầm chừng, sản phẩm tiêu thụ chậm ... tập trung ở các ngành Thương mại dịch vụ, Công trình giao thông, xây dựng do Nhà nước chậm thanh quyết toán.

Mặt khác, tình trạng chiếm dụngtiền BHXH của NLĐ đã và đang diễn ra ở một số doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước; hàng tháng đơn vị SDLĐ thu tiền đóng BHXH của NLĐ nhưng không nộp cho cơ quan BHXH mà lấy để làm vốn sản xuất kinh doanhvì tiền lãi do chậm nộp thấp hơn rất nhiều so với lãi suất vay ngân hàng. Điều đó thể hiện rõ nét qua số liệu Bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4: Lãi suất chậm đóng BHXH và lãi suất cho vay Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Nguồn: BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT Việt Nam

Qua số liệu của bảng 2.4 cho thấy mức lãi suất cho vay của Ngân hàng BIBV tại các thời điểm cao hơn nhiều so với mức lãi suất phạt chậm đóng của BHXH. Do vậy, chưa đủ sức răn đe, dẫn đến hành vi trục lợi, chây ì tiền nộp BHXH của các đơn vị tham gia.

Tiền BHXH nợ đọng cũng là vấn đề thực sự ỘnóngỢ khi số doanh nghiệp nợ đọng BHXH tiếp tục tăng về quy mô và số lượng, tắnh đến ngày 31/12/2012 số tiền mà doanh nghiệp nợ đọng BHXH lên tới 32,94 tỷ đồng đáng chú ý số nợ trên 12 tháng là 15,49 tỷ đồng chiếm trên 47% tổng số nợ đọng, số đơn vị nợ đọng tăng qua các năm điều đó được thể hiện qua số liệu tại Bảng 2.5 như sau: Bảng 2.5: Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 Đơn vị tắnh: triệu đồng TT Thời gian nợ đọng 1 Dưới 3 tháng 2 Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng 3 Từ 6 tháng đến dưới 1 năm 4 Từ 1 năm trở lên Tổng cộng

Nguồn: Cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc Có thể thấy rõ hơn số liệu nợ

đọng BHXH trong năm 2012 qua biểu đồ 2.5 thể hiện tỷ trọng nợ đọng các loại.

Dắi 3 thịng

3 thịng ệạn dắi 6 thịng 6 thịng ệạn dắi 1 nẽm Tõ 1 nẽm trẻ lến

Hình 2.3 Tỷ trọng nợ đọng theo thời gian tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc

Việc nợ đọng hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH của các đơn vị SDLĐ đã làm thất thu quỹ BHXH, nhưng điều quan trọng hơn là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, vì theo quy định hiện nay nếu NLĐ, đơn vị SDLĐ không đóng BHXH thì cơ quan BHXH có quyền từ chối giải quyết chế độ chắnh sách BHXH cho NLĐ.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có tình trạng doanh nghiệp không chịu đóng BHXH và không đóng kéo dài nhiều năm. Việc nợ đọng BHXH có nhiều nguyên nhân cụ thể như sau:

- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, ắt đơn hàng, sản phẩm tiêu thụ chậm ... nên nợ tiền BHXH. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp sản phẩm vẫn tiêu thụ tốt nhưng vẫn lợi dụng lý do suy thoái kinh tế để tận dụng tiền phải đóng BHXH để đưa vào sản xuất kinh doanh do mức lãi phạt chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng.

- Chế tài và mức xử phạt vi phạm về BHXH cũng chỉ là con số quá nhẹ

so với số tiền chậm nộp hoặc chiếm dụng hàng tỷ đồng của không ắt đơn vị, chưa đủ sức răn đe (theo Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của

Chắnh Phủ thì mức xử phạt hành chắnh cao nhất đối với hành vi vi phạm BHXH là 30 triệu đồng), biện pháp khấu trừ vào tài khoản tiền gửi của các

doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại không có tác dụng bởi một doanh nghiệp có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau và thực tế cơ quan BHXH cũng không nhận được sự phối hợp tắch cực từ phắa các ngân hàng.

Về tình trạng nợ đọng BHXH, cũng cho thấy thực tế các cơ quan BHXH nói chung và cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị trực tiếp và thường xuyên phát hiện ra các hành vi vi phạm chắnh sách BHXH nhưng lại không có chế tài để xử phạt các doanh nghiệp vi phạm mà lại do các cơ quan khác xử lý

nên việc xử lý vi phạm chế độ thu không được thực thi, gây thiệt hại cho quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và đề XUẤT các GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác THU bảo HIỂM xã hội tại bảo HIỂM xã hội TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w