Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 31)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Sự ổn định của nền kinh tế

Bất kì một ngành hoạt động nào cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế. Dịch vụ thẻ cũng vậy, bởi vì thẻ gắn liền với thu nhập của người dân cũng như nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa trong xã hội. Chỉ có nền kinh tế phát triển ổn định với thu nhập của người dân ở mức cao và ổn định thì thẻ mới có thể ra đời và phát triển nhằm nâng cao sức tiêu dùng của người dân, từ đó đem lại doanh thu cho ngân hàng.

Cũng nên lưu ý rằng: chỉ có trong nền kinh tế ổn định mới có thể có một sự ổn định trong tiền tệ. Mà điều đó cũng gây ảnh hưởng rất lớn, quyết định sự phát triển của dịch vụ thẻ ngân hàng. Như vậy sự ổn định của nền kinh tế là nhân tố đầu tiên, quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát hành và thanh toán thẻ.

Môi trường công nghệ

Sản phẩm thẻ thanh toán được ra đời dựa trên cơ sở nền tảng khoa học kĩ thuật cao. Thẻ sẽ không thể có khả năng thanh toán nếu như không có các máy đọc cũng như sự kết nối giữa các máy móc hiện đại tại trung tâm phát hành và thanh toán cũng như không thể có những tính năng an toàn và bảo mật- quyết định sự thành công của thẻ- nếu không có khoa học công nghệ kỹ thuật cao. Các tiện ích của thẻ cũng luôn tăng lên từng ngày nhờ có sự phát tiển của công nghệ thông tin. Thực tế đã chứng minh những quốc gia mà thẻ thanh toán chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cao đều là những nước phát triển có khoa học công nghệ hiện đại. Các nước đang phát triên muốn có hiệu quả trong dịch vụ thẻ thì cần phải quan tâm đến yếu tố quan trọng này.

Môi trường pháp lý

Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường pháp lý mỗi quốc gia bởi tất cả các hoạt động của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng đều phải tuân thủ theo các văn bản pháp luật. Do

đó, một hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ, hoạt động hiệu quả sẽ tạo cho các ngân hàng chủ động trong việc đề ra các chiến luợc, chính sách phát triển dịch vụ thẻ.

Nguợc lại, với các qui chế, qui định quá chặt chẽ hay quá lỏng lẻo, không phù hợp với tình hình thực tiễn sẽ kìm hãm sự phát triển của dịch vụ thẻ tại các ngân hàng.

Trình độ phát triển của xã hội

Thẻ là một phuơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng sử dụng thẻ phải mở một tài khoản, hay kí quĩ một số tiền nhất định tại ngân hàng. Chính vì thế thói quen ua thích sử dụng tiền mặt hay nhận thức của nguời dân về dịch vụ thẻ sẽ gây tác động lớn trong sự phát triển của dịch vụ thẻ ngân hàng.

- Thói quen ua thích sử dụng tiền mặt: Các Ngân hàng thuơng mại sẽ rất khó để phát triển dịch vụ thẻ tại một địa bàn mà nguời dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong hầu hết các giao dịch. Hiện tại, dịch vụ thẻ vẫn còn khá xa lạ với nhiều nguời Việt Nam. Đây vừa là cơ hội và thách thức đối với các Ngân hàng thuơng mại tại Việt Nam.

- Nhận thức của nguời dân về dịch vụ thẻ ngân hàng: Nếu nhận thức của nguời dân về những tiện ích và rủi ro của dịch vụ thẻ ngân hàng đầy đủ sẽ giúp cho các Ngân hàng thuơng mại dễ dàng trong việc phát triển dịch vụ này. Và nguợc lại, nếu nhận thức của nguời dân về dịch vụ thẻ còn hạn chế sẽ là cản trở khá lớn trong việc phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng. Trong truờng hợp này, các Ngân hàng thuơng mại muốn phát triển hơn nữa dịch vụ thẻ thì phải đầu tu mạnh mẽ cho quảng cáo, nâng cao nhận thức cho khách hàng tiềm năng.

Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ

Môi truờng cạnh tranh có tác động rất lớn đến sự phát triển dịch vụ thẻ cũng nhu các mảng dịch vụ khác trong ngân hàng. Nếu Ngân hàng thuơng mại đi đầu trong lĩnh vực thẻ ngân hàng, sẽ có thế mạnh hơn so với các ngân hàng khác trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Điều này gây khó khăn lớn cho các ngân hàng vừa và nhỏ, cũng nhu các ngân hàng mới gia nhập thị truờng để phát triển dịch vụ thẻ. Đặc biệt nếu thị truờng đã trở nên bão hòa do có quá nhiều nhà cung cấp thì cũng là một thách thức lớn đối với các ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ thẻ.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

Để phát triển dịch vụ thẻ đòi hỏi một chi phí đầu tư lớn cho việc lắp đặt các máy móc thiết bị, hệ thống nhằm đảm bảo cho quá trình vận hành thẻ như ATM, EDC, POS cũng như tiền thuê đường truyền trong quá trình thanh toán. Vì vậy, vốn đầu tư ảnh hưởng quyết định đối với các Ngân hàng, đặc biệt là những Ngân hàng bước đầu triển khai dịch vụ thẻ cũng như đổi mới công nghệ thẻ để bắt kịp với những tiến bộ về khoa học Kỹ thuật trên thế giới.

Nguồn nhân lực của Ngân hàng thương mại

Không như những phương tiện thanh toán truyền thống, dịch vụ thẻ mang tính chuẩn hóa rất cao và đòi hỏi quá trình vận hành thống nhất. Chính vì thế, đội ngũ nhân viên cần có khả năng, trình độ kinh nghiệm để tiếp cận, đáp ứng đầy đủ thông suốt quá trình hoạt động của dịch vụ thẻ. Vì vậy, có thể nói, nguồn nhân lực có trình độ là nhân tố đảm bảo cho dịch vụ thẻ hoạt động hiệu quả, phát huy được những tiện ích của nó.[6]

Ket luận chương 1:

Chương 1 của khóa luận đã khái quát những vấn đề cơ sở lí luận về thẻ ngân hàng và sự phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại. Khóa luận cũng đã phân tích được những lợi ích của việc mở rộng và phát triển dịch vụ thẻ hiện nay, cũng như đưa ra các tiêu chí để đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ ngân hàng. Bên cạnh đó, khóa luận cũng chỉ ra các nhân tố tác động tới sự phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại. Các nội dung trình bày trên đây của Chương 1 sẽ là cơ sở lí luận cần thiết để nghiên cứu các chương tiếp theo của khóa luận

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Giới thiệu về NHTMCP Kỹ thương Việt Nam

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, và trụ sở chính đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Techcombank cũng là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Sau 2 năm hoạt động, năm 1995 vốn điều lệ của Techcombank tăng lên 51.495 triệu, thành lập chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. Năm 1996 Techcombank liên tục tăng vốn điều lệ lên đến 70 tỷ và mở rộng thêm nhiều mạng lưới chi nhánh cùng các phòng giao dịch với sự thành lập của chi nhánh Thăng Long, phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội và chi nhánh Thắng lợi ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trong 4 năm hoạt động tiếp theo, từ năm 1998 - 2001, Techcombank có sự tăng lên về chi nhành và phòng giao dịch nhưng không đáng kể. Đến năm 2001, vốn điều lệ của Techcombank tăng lên đáng kể 102.345 tỷ đồng và kí kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống Ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos holding NV, về việc triển khai phần mềm Ngân hàng Globus cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Từ năm 2002 -2003, Techcombank trở thành NHTMCP có mạng lưới giao dịch lớn nhất thành phố Hà Nội. Cũng trong giai đoạn này có một sự kiện và được coi là một bước ngoặt mới trong nghiệp vụ phát hành thẻ của Techcombank đó là Techcombank chính thức phát hành thẻ F@stAccess - Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) và triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống. Và đây cũng là năm Techcombank xây dựng biểu tượng mới đầy ý nghĩa cho sự phát triển và bền vững.

K. Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân K. Khách hàng doanh nghiệp K. Ngân hàng bán buôn K. Bán hàng và kênh phân phối K.Nguồn vốn và thị trường tài chính K.tuân thủ, QTRR hoạt động & pháp chế K.Quản trị rủi ro Giám đốc tài chính tập đoàn K. Vận hành và công nghệ K. trị nh

Từ năm 2004 - 2005, Techcombank khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus. Đồng thời Ngân hàng cũng nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos Plus T24R5.

Trong giai đoạn 2006 - 2007, Techcombank liên tục nhận được các giải thưởng danh giá như giải thưởng về thanh toán quốc tế từ The Bank ò New Yorks, Citibank, Wachovia. Ngoài ra, cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và sự bền vững” do Tổng liên đoàn Việt Nam trao tặng và là Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng tín nhiệm bởi hãng Moody’s một trong những hãng đứng hàng đầu thế giới. Techcombank còn là Ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hơn nữa, Techcombank cũng là Ngân hàng đầu tiên triển khai chương trình “khách hàng bí mật” đánh giá chỉ tiêu và chất lượng dịch vụ tại quầy giao dịch một cách bí mật. Từ đó Ngân hàng đánh giá được giao dịch viên và các điểm giao dịch một cách tương đối chính xác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng.

Trải qua 20 năm hoạt động đến nay Techcombank đã trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2013, tổng tải sản của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ước đạt 158.896 tỉ đồng, vốn điều lệ ước đạt 8.878 tỉ đồng. Techcombank sở hữu mạng lưới rộng khắp với hơn 315 chi nhánh, phòng giao dịch và 1229 máy ATM trên toàn quốc cùng hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến vượt bậc. Hiện nay Techcombank có số lượng nhân sự lên tới hơn 7000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản. Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC sở hữu hơn 20% cổ phần với mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch trong các tỉnh và thành phố trong cả nước[28].

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Techcombank

Ta có sơ đồ sau:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013 với năm 2011 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch (%) Cho vay khách hàng 63,45 1 68,26 1 70,274 6,823 10.7 5 Tổng huy động từ khách hàng 88,64 8 111,462 119,978 31,330 4 35.3 Huy động từ các tổ chức kinh tế 2 31,01 6 34,40 3 40,97 9,961 2 32.1 Huy động từ khách hàng cá nhân 57,63 6 77,05 6 79,005 21,369 37.0 8 Vốn chủ sở hữu 12,51 2 1,329 1,392 -11,120 -88.87 Vốn điều lệ 8,78 8 8,848 8,878 90 1.02

Từ hình 2.1 có thể thấy các ủy ban trực thuộc HĐQT được thành lập nhằm nâng cao năng lực quản trị ngân hàng của HĐQT và phát huy tốt nhất chuyên môn đa dạng của các thành viên HĐQT. Qua đó nâng cao hiệu quả và chất lượng của HĐQT trong việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ được giao.

2.1.1. Ket quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013

Trong giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế Việt Nam có những bước phục hồi đáng kể. GDP bình quân 3 năm đã tăng 5,6%, riêng năm 2013 đã tăng 5,42% nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra là 5,5%. Theo Ngân hàng nhà nước, tăng trưởng tín dụng Việt Nam năm 2013 đạt mức 12,51%. Huy động vốn trong năm 2013 của các tổ chức tín dụng tăng 5,34% so với cuối năm 2012.[23]

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong giai đoạn này đã và đang có những chiến lược kinh doanh thay đổi trước những biến động của nền kinh tế. Ngân hàng đã vững vàng vượt qua các thách thức của nền kinh tế, từng bước chuyển mình phù hợp với tình hình hiện tại. Techcombank đã và đang tập trung vào việc tăng cường nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, nâng cao công tác quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng và tăng cường cân đối tài sản, nguồn vốn cũng như phát triển kinh doanh theo hướng bền vững, lâu dài và hiệu quả.

Ta có bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCPKỹ Thương Việt Nam giai đoạn 2011-2013

Từ bảng 2.1 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng không có nhiều thay đổi qua các năm gần đây. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng 25.7% nhung đến năm 2013, tổng nguồn vốn huy động chỉ tăng 7.6%. Có thể lý giải do sự phục hồi nhẹ của nền kinh tế, nguời dân thay vì đem tiền gửi vào các tổ chức tín dụng mà đã chuyển sang các kênh đầu tu khác mang lại lợi nhuận cao hơn.

Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2013 của Techcombank đạt 158.896 tỷ đồng giảm 11,7% so với năm 2012. Các hoạt động liên ngân hàng giảm khiến tổng tài sản của Techcombank giảm tuy nhiên các hoạt động cho vay và huy động của Ngân hàng vẫn tăng truởng đều qua các năm.

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Techcombank giai đoạn 2011-2013

Lợi nhuận trước thuê (Đv: Tỷ đông)

0 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 4,221 1,018 878

Lợi nhuận trước thuế

■ Năm 2011 BNam 2012 BNam 2013

Nguồn: Báo cáo KQKD của Techcombank giai đoạn 2011-2013[9]

Từ biểu đồ 2.1 cho thấy lợi nhuận của Techcombank đã giảm mạnh từ năm 2011 là 4,211 tỷ đồng thì đến năm 2012 giảm xuống và chỉ đạt con so1,018 tỷ đồng, giảm 75.9%. Do tình hình nền kinh tế không ổn định, việc kinh doanh của Ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều. Hơn thế nữa, đây cũng là năm Ngân hàng tái cơ cấu, thay đổi bộ máy nhân sự cấp cao. Đến năm 2013, lợi nhuận giảm nhẹ xuống 13.8% và đạt con số 878 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đang trong thời gian tái cơ cấu nội bộ sau những biến động mạnh của nền kinh tế trong thời gian vừa qua. Ngân hàng vẫn đứng vững và cho thấy trong tương lai gần sẽ trở lợi với chiến lược “Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam”, khẳng định mình trên con đường phát triển, hội nhập.

2.1.2. Tổng quan về Khối vận hành thẻ và dịch vụ tài khoản cá nhân củaTechcombank Techcombank

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tháng 4 năm 2004, Techcombank gia nhập thị trường thẻ thanh toán, một mảnh đất tiềm năng. Chủ tịch HĐQT đã ra quyết định thành lập trung tâm thẻ thuộc Hội sở của Techcombank vào ngày 25/4/2004 với 1 giám đốc, 2 trưởng phòng và 2 nhân viên. “Vạn sự khởi đầu nan”, hoạt động thẻ Techcombank giai đoạn dó đi lên từ con số 0, thậm chí còn chưa có cơ sở hạ tầng thẻ. T24 mới bắt đầu triển khai xong, hệ thóng

quản lí thẻ( CMS) chưa có, Techcombank khi đó đã phải thực hiện liên kết với hệ thống Vietcombank dưới dạng đại lí để triển khai phát hành thẻ F@stAccess - Connect 24, tiền thân của thẻ F@stAccess ngày nay.

Việc liên minh với Vietcombank và một số Ngân hàng cổ phần khác như MB, VIB,... đã hình thành nên liên minh thẻ Vietcombank ban đầu. Sau đó chính liên minh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w