Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 90 - 91)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

3.3.1. Đối với Chính phủ

Thứ nhất, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tuơng tự nhu uu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích nguời dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS. [21]

Thứ hai, ban hành các quy định, tăng cuờng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.

Thứ ba, Nhà nước cần xem xét có quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải chấp nhận thanh toán qua ngân hàng ngay từ khi khởi sự kinh doanh nhằm minh bạch hóa các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và cũng là tạo cơ sở cho việc theo dõi và quản lý thuế sau này: Ví dụ như hoạt động lữ hành du lịch, khách sạn, giao dịch bất động sản...; NHNN cần hoàn chỉnh dự thảo và sớm trình Chính phủ ban hành nghị định về thanh toán tiền mặt trong đó có chế tài bằng văn bản pháp quy các loại giao dịch được phép sử dụng tiền mặt và các loại giao dịch khác phải thanh toán phi tiền mặt qua ngân hàng. Việc quy định hạn mức được phép thanh toán bằng tiền mặt sẽ gặp một số phản ứng từ một bộ phận người dân/DN đang có lợi ích trực tiếp từ việc thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, về tổng thể và lâu dài chắc chắn sẽ có hiệu quả chung cho nền kinh tế trong đó cả về phương diện thu ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w