Mở rộng mạng lưới phân phối và hỗ trợ dịch vụ thẻ ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 87 - 89)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

3.2.4. Mở rộng mạng lưới phân phối và hỗ trợ dịch vụ thẻ ngân hàng

3.2.4.1. về mạng lưới chi nhánh

Để sản phẩm đến được với khách hàng thuận tiện, hợp lý và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng thì Techcombank cần mở rộng mạng lưới chi nhánh hiện có. Vì như đã nói trong chương trước, mạng lưới chi nhánh của Techcombank còn mỏng và thưa so với các Ngân hàng trong top đầu. Vì riêng với nghiệp vụ phát hành thẻ thì không thể thông qua kênh phân phối nào khác. Mạng lưới chi nhánh của Techcombank phân bố không đều, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Bắc, do vậy ban lãnh đạo của Ngân hàng có thể xem xét mở thêm ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ.

Techcombank cũng có thể xem xét tới việc mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài để mở rộng hoạt động, tăng cường nghiên cứu, khảo sát, giới thiệu quảng cáo về chức năng hoạt động của Techcombank đối với các nước trong khối ASEAN và trên thế giới, thành lập thêm một số Ngân hàng bán lẻ, tạo điều kiện cho dịch vụ thanh toán thẻ phát triển.

3.2.4.2. Về ĐVCNT

ĐVCNT là một nhân tố hết sức quan trọng trong phát triển dịch vụ thẻ. Chính vì thế, để phát triển dịch vụ thẻ Techcombank cần phải tăng nhanh mạng lưới ĐVCNT để số lượng ĐVCNT của Techcombank có thể vươn lên trong top 5 Ngân hàng có mạng lưới ĐVCNT lớn nhất cả nước

Bên cạnh đó, ĐVCNT của Techcombank hiện nay vẫn chủ yếu là các khách sạn lớn và các cơ sở phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Sắp tới, để hoạt động phát hành có hiệu quả cần có các giải pháp phát triển thêm các đơn vị dịch vụ có mức giá vừa phải, lại là nơi cung ứng các dịch vụ, hàng hoá có tính chất thiết yếu và thoả mãn nhu cầu của đông đảo các tầng lớp dân cư.

Đây thực sự là một việc không hề dễ dàng bởi trong giai đoạn hiện nay, khi mà tâm lý ưa chuộng tiền mặt vẫn còn ngự trị, các điểm bán hàng còn chưa quen cũng như không thích thanh toán theo hình thức này. Mặt khác, do thẻ còn được sử dụng quá ít ở Việt Nam nên nhiều ĐVCNT vẫn chưa thấy được những lợi ích mà họ có thể nhận được từ việc thanh toán thẻ. Như vậy trước hết, Techcombank cần chú trọng tạo ra người mua đối với các cơ sở này - những người sử dụng thẻ. Khi người sử dụng thẻ của Techcombank nhiều lên, nhu cầu mua sắm, chi tiêu bằng thẻ do Techcombank phát hành tăng lên thì nhất định sẽ có thêm nhiều ĐVCNT mới được hình thành.

Mặt khác Ngân hàng cũng phải tăng cường hoạt động tiếp thị đối với ĐVCNT để họ thấy được lợi ích của việc chấp nhận thanh toán thẻ. Đồng thời có những chính sách khuyến khích các ĐVCNT như: giảm phí chiết khấu, lãi suất cho vay (nếu đơn vị có quan hệ tiền vay), tiến hành cung cấp miễn phí các dịch vụ: tỷ giá giao dịch, sao kê tài khoản theo định kỳ theo yêu cầu của khách hàng, chủ động tìm hiểu nhu cầu của đơn vị để đưa ra những chính sách thích hợp.

Bên cạnh đó, về vấn đề kỹ thuật, cần nâng cao chất lượng máy EDC, định kì Ngân hàng cho người xuống các cơ sở để kiểm tra và bảo dưỡng máy, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc để kéo dài thời gian sử dụng cũng như tạo điều kiện cho việc thanh toán tại các cơ sở tiến hành một cách trôi chảy thuận tiện. Hiện nay, tất cả các ĐVCNT đều yêu cầu phải có máy EDC, Ngân hàng vẫn tiếp tục trang bị cho họ nhưng trong tương lai thì nên xem xét không trang bị miễn phí nữa. Ngân hàng nên yêu cầu các cơ sở này đóng góp một phần kinh phí nhất định, hoặc hợp đồng chỉ cho họ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, khi hoạt động thanh toán thẻ đã đi vào nề nếp thì yêu cầu họ thuê hoặc mua lại. Khi các ĐVCNT phải bỏ ra một khoản chi phí đầu tư cho hình thức thanh toán này, họ sẽ có ý thức giữ gìn máy móc và coi trọng việc tăng doanh số thanh toán bằng thẻ để bù lại số tiền đầu tư. Khi lắp đặt các máy đọc thẻ, nhất thiết Ngân hàng phải hướng dẫn cặn kẽ cho các đơn vị này về việc sử dụng và bảo dưỡng máy.

Techcombank cần mở rộng mạng lưới máy ATM. Vì đây là loại thẻ có đối tượng khách hàng là tầng lớp bình dân nên các địa điểm đặt thẻ cần thích hợp thuận tiện cho mọi tầng lớp dân cư như siêu thị, các chợ chính, bệnh viện, bưu điện, nhà ga, cảng, khu vui chơi nghỉ mát, khu công nghiệp và tiến tới là các trường đại học lớn. Việc đặt máy tại các trường đại học rất thuận tiện cho sinh viên trong việc rút tiền chi tiêu hàng tháng đồng thời còn có thể nâng cao nhận thức cho tầng lớp này, những khách hàng tiềm năng của Ngân hàng trong tương lai. Trong thời điểm này, giải pháp trên có thể là không có hiệu quả lớn nhưng về mặt lâu dài thì nó sẽ góp phần lớn trong việc mở rộng khách hàng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, để việc lắp đặt máy ATM được rộng rãi, tại các địa điểm thuận tiện thì Techcombank phải phối hợp với các cơ quan chính quyền nơi lắp đặt máy để thực hiện các biện pháp bảo vệ đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ an toàn cho thiết bị. Thêm vào đố, đối với các máy hiện có cần kiểm tra thường xuyên và theo dõi hoạt động của máy tránh tình trạng khi khách hàng tìm đến sử dụng máy thì máy lại không hoạt động hoặc hết tiền dễ gây tâm lý chán nản nơi khách hàng. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp bảo vệ, phối hợp với các cơ sở đặt máy để duy trì hoạt động 24/24h của máy.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 87 - 89)