6. Kết cấu đề tài
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
cả chất và lượng của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM.
- Như vậy, phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT bao gồm sự phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu:
Phát triển về chiều rộng được thể hiện qua các mặt như: mở rộng mạng lưới Ngân hàng đại lý; đa dạng hóa danh mục dịch vụ thanh toán TDCT; tăng thu nhập, lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán TDCT hay tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT của Ngân hàng .
Phát triển về chiều sâu được thể hiện qua các mặt như: hoàn thiện về quy trình thanh toán; nâng cao mức độ an toàn và nhanh chóng trong thanh toán; nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán TDCT.
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theophương phương
thức tín dụng chứng từ
Sự cần thiết phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ xuất phát từ vai trò quan trọng của thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng đối với Ngân hàng, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đối với nền kinh tế.
1.2.2.1. Đối với Ngân hàng
Thanh toán quốc tế là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM, và tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay do so với các phương thức thanh toán khác, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có thể dung hòa được lợi ích của người xuất khẩu và người nhập
khẩu. Vì vậy, việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là một yêu cầu tất yếu với các Ngân hàng.
- Phát triển TTQT theo phương thức TDCT giúp NHTM thu hút thêm được nhiều khách hàng: Các dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT mà Ngân
hàng cung
cấp đa dạng, mức độ an toàn cao hay thời gian xử lý nhanh chóng sẽ giúp Ngân
hàng thu hút thêm nhiều khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Ngoài ra, trong
quá trình tham gia các hoạt động TTQT theo TDCT, khách hàng còn phát
sinh thêm
nhiều nhu cầu khác như: tài trợ các hợp đồng xuất nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay mua bán ngoại tệ. Thông qua đó, phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ sẽ giúp Ngân
hàng có
thể phát triển, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ giao dịch
LC như: bảo lãnh, chiết khấu, tài trợ cho vay xuất nhập khẩu, mua bán, kinh doanh
ngoại tệ và các nghiệp vụ Ngân hàng khác.
- Phát triển TTQT theo phương thức TDCT giúp NHTM tăng doanh thu: Thông qua hoạt động phát hành, thông báo hay xác nhận LC, Ngân hàng sẽ thu
được một khoản phí dịch vụ. Khi hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT phát triển, lượng khách hàng tăng cao, khoản phí thu được sẽ góp phần tăng
thêm thu nhập cho Ngân hàng, tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện
1.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ giúp nhà xuất khẩu được Ngân hàng đảm bảo thanh toán chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, không phụ thuộc vào thiện chí hay khả năng tài chính của nhà nhập khẩu; nhà nhập khẩu được Ngân hàng đảm bảo chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp. Như vậy, phương thức thanh toán LC đã dung hòa được lợi ích và rủi ro giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Với ưu điểm vượt trội này, nhu cầu sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế ngày càng tăng.
- Phát triển TTQT theo phương thức TDCT giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cường trao đổi hàng hóa quốc tế: Theo quy định hiện nay, khi tham gia
thương mại quốc tế, các doanh nghiệp không được thanh toán trực tiếp với
nhau mà
phải thông qua hệ thống Ngân hàng. Vì vậy, phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ có vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu, giúp quá trình thanh toán được diễn ra nhanh chóng, chính
xác, an
toàn và tiết kiệm chi phí. Từ đó thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa giữa các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tăng cường mối quan hệ bạn hàng.
- Phát triển TTQT theo phương thức TDCT giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài trợ từ Ngân hàng: Trong quá trình tham
gia hoạt động TTQT theo TDCT, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể sẽ phát
sinh thêm nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng. Phát
- Phát triển TTQT theo phương thức TDCT giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng doanh thu, lợi nhuận: Phát triển TTQT theo phương thức TDCT
giúp quá
trình thanh toán được diễn ra nhanh chóng, an toàn, thúc đẩy các doanh
nghiệp xuất
nhập khẩu tăng cường trao đổi hàng hóa từ đó, tăng doanh số và khối lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được Ngân hàng tài trợ vốn
từ các
dịch vụ cho vay xuất nhập khẩu hay chiết khấu bộ chứng từ, tạo điều kiện cải thiện
hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng
trưởng doanh thu, lợi nhuận.
1.2.2.3. Đối với nền kinh tế
- Phát triển TTQT theo phương thức TDCT đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn: Như đã phân tích ở trên, thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp
xuất nhập
khẩu, mở rộng quan hệ quốc tế giữa các Ngân hàng. Điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động luân chuyển vốn và thúc đẩy đầu tư quốc tế giữa các quốc gia,
mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, từ đó tăng cung ngoại tệ trong nền kinh tế và góp
phần tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia.
- Phát triển TTQT theo phương thức TDCT giúp Ngân hàng nhà nước kiểm soát ngoại tệ hiệu quả: Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ