Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (LC) tại NHTMCP đại chúng việt nam (PVComBank) khóa luận tốt nghiệp 138 (Trang 90 - 92)

6. Kết cấu đề tài

3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng do con người là chủ thể trực tiếp tham gia hoạch định chiến lược, xây dựng quy trình thực hiện và cũng chính là chủ thể tiến hành thực hiện các chiến lược đó. Vì vậy, các giải pháp có được tiến hành một cách hiệu quả hay không, hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của PVcomBank có phát triển bền vững được hay không đều dựa vào chất lượng của nguồn nhân lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên. Thêm vào đó, trong khi nhân viên phòng Tài trợ thương mại tại Hội

sở được kiểm tra định kỳ các kiến thức về thông lệ, tập quán quốc tế thì hoạt động đào tạo tại chi nhánh lại chưa được chú trọng. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở cả chi nhánh và Hội sở là điều cần thiết để phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại PVcomBank. Nội dung giải pháp:

- Sau khi đưa ra kế hoạch phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT cần phổ biến rộng rãi cho toàn bộ nhân viên của Trung tâm và Ngân hàng,

giúp tất

cả nhân viên đều có những hiểu biết sâu sắc về các mục tiêu của Trung tâm,

lấy đó

làm định hướng trong công việc của mình.

- Công tác tuyển dụng nên tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao mức độ hấp dẫn của công việc bằng cách đưa ra mức lương cạnh tranh, chính sách phúc

lợi phù

hợp với xu hướng cũng như nguyện vọng và năng lực của ứng viên để thu hút nguồn nhân lực mới chất lượng cao.

- Phổ biến lộ trình thăng tiến của Trung tâm để nhân viên nắm bắt được và có kế hoạch phấn đấu tốt hơn. Đồng thời, có chế độ khen thưởng, động viên kịp

thời để

khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển của

Trung tâm.

- Về công tác đào tạo:

+ Ngoài tiếng Anh, mở thêm lớp đào tạo tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản cho cán bộ TTQT, do hiện nay, thị trường Trung Quốc và Nhật Bản đang là những thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc thông thạo tiếng sẽ tạo sự thuận lợi trong việc trao đổi thông tin với đối tác nước ngoài và nâng cao khả năng hỗ trợ khách hàng.

+ Công tác đào tạo phải giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo cán bộ phải xuất phát từ nhu cầu phát triển hoạt động TTQT theo phương

+ Ngoài trưởng phòng và phó phòng Tài trợ thương mại đã có chứng chỉ CDCS, khuyến khích nhân viên tự học, tự tìm hiểu và thi CDCS để nâng cao năng lực kiểm tra chứng từ của từng nhân viên trong phòng.

+ Ngoài kiến thức về tập quán TMQT, pháp luật trong TTQT, khuyến khích nhân viên tìm hiểu về những biến đổi của thị trường kinh tế quốc tế để góp phần đưa ra những định hướng, chính sách phát triển TTQT phù hợp.

+ Thiết kế chương trình đào tạo sao cho phù hợp với năng lực của nhân viên và chương trình đào tạo phải được thực hiện thống nhất từ Hội sở đến chi nhánh.

+ Cử cán bộ, nhân viên tham gia hội thảo, hội nghị về TTQT do các Ngân hàng lớn, tổ chức quốc tế tổ chức để tiếp nhận những kiến thức mới về TTQT.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (LC) tại NHTMCP đại chúng việt nam (PVComBank) khóa luận tốt nghiệp 138 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w