Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (LC) tại NHTMCP đại chúng việt nam (PVComBank) khóa luận tốt nghiệp 138 (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu đề tài

1.3.1. Nhân tố khách quan

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của Nhà nước. Hoạt động TTQT và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT một mặt phải tuân theo chuẩn mực quốc tế, một mặt khác phải tuân thủ các quy định liên quan của mỗi quốc gia.

Vì vậy, nếu các văn bản pháp lý về TTQT theo phương thức TDCT được ban hành một cách đồng bộ, không chồng chéo và phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực quốc tế sẽ tạo sự dễ dàng và thuận tiện cho các Ngân hàng khi áp dụng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả thanh toán và góp phần vào sự phát triển của hoạt động TTQT theo TDCT của toàn hệ thống và của từng Ngân hàng.

- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Trong nền kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế và thanh toán quốc tế theo LC. Một hệ thống chính sách mang tính thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng bộ về mọi mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ phát triển. Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của NHTM chịu sự tác động trực tiếp của một số chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách quản lý ngoại hối, chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại.

+ Chính sách quản lý ngoại hối: Một chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ của NHNN sẽ giúp hoạt động sử dụng ngoại tệ trong nước diễn ra thông suốt và hiệu quả, tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá. Tỷ giá ổn định sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tạo điều kiện cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT phát triển.

+ Chính sách thuế: Chính sách thuế mà Chính phủ đưa ra trong từng thời kì sẽ giúp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu xác định được các mặt hàng kinh doanh đang được khuyến khích hay hạn chế phát triển, từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo không

vi phạm pháp luật. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển thì nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT cũng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Neu Nhà nước đưa ra các chính sách nhằm tăng cường mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại thì hoạt động ngoại thương sẽ phát triển, kích thích doanh nghiệp xuất nhập khẩu mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của Ngân hàng phát triển.

- Sự biến động chính trị của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu

Tình hình chính trị - xã hội có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế của quốc gia. Tình hình chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là một nền tảng vững chắc để hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước có cơ hội phát triển, do đó hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng cũng sẽ phát triển. Ngược lại, khi tình hình chính trị của các nước bất ổn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của Ngân hàng.

- Năng lực kinh doanh của khách hàng

Khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT theo LC của NHTM là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu am hiểu về thị trường, có kiến thức sâu rộng về hoạt động xuất nhập khẩu và TTQT thì sẽ đảm bảo cho quá trình TTQT theo phương thức TDCT giữa Ngân hàng và doanh nghiệp được tiến hành một cách nhanh chóng, an toàn, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán LC. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của Ngân hàng.

Ngược lại, nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu am hiểu về thông lệ, tập quán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp đó nộp chứng từ không kịp thời, lập chứng từ không khớp với LC, mô tả hàng hóa sai

với LC hoặc không đầy đủ. Điều này sẽ khiến Ngân hàng gặp khó khăn trong việc giao dịch với đối tác nước ngoài và các Ngân hàng đại lý, làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng và khiến cho quá trình phát triển TTQT theo phương thức TDCT gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (LC) tại NHTMCP đại chúng việt nam (PVComBank) khóa luận tốt nghiệp 138 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w