6. Kết cấu đề tài
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động chung của Ngân hàng
giai
đoạn 2015-2019
2.1.4.1. Huy động vốn
Biểu đồ 2.1: Số dư huy động vốn của PVcomBank giai đoạn 2015- 2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
∖
Năm ∖
Lợi nhuận sau thuế (LNST) Đơn vị: Triệu đồng Tốc độ tăng LNST Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 2015 72,654 0.07% 0.72%
Biểu đồ 2.1 cho thấy: số dư huy động vốn của PVcomBank giai đoạn 2015- 2019 có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng không đều. Năm 2016, số dư huy động của PVcomBank là gần 83.5 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2015; nhưng đến năm 2017, số dư huy động của PVcomBank là gần 88.7 tỷ đồng, chỉ tăng 6.23% so với năm 2016, đây cũng là tốc độ tăng trưởng số dư huy động thấp nhất giai đoạn 2015- 2019. Từ năm 2018, tốc độ tăng số dư huy động của Ngân hàng tăng mạnh trở lại, lần lượt đạt 17% (năm 2018) và 20% (năm 2019).
Năm 2017, tốc độ tăng số dư huy động giảm mạnh là do ảnh hưởng của tình trạng chạy đua lãi suất đầu vào của các NHTM để đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao trong năm. Là một Ngân hàng chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2013, khả năng cạnh tranh trong việc tăng lãi suất của PVcomBank chưa cao so với các NHTM khác. Tuy nhiên, theo thuyết minh báo cáo tài chính của PVcomBank (2017), Ban lãnh đạo đã đưa ra chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là những khách hàng có nhu cầu gửi tiền lớn và quán triệt việc thực hiện chiến lược này một cách nhất quán, đồng loạt và mạnh mẽ trên toàn hệ thống. Chiến lược đúng đắn của Ban lãnh đạo PVcomBank đã phát huy hiệu quả, khiến số dư huy động tăng trưởng trở lại vào năm 2018 và 2019.
2.1.4.2. Cho vay
Biểu đồ 2.2: Tổng cho vay của PVcomBank giai đoạn 2015-2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Cho vay
—LDR
O CAR
Nguồn: Báo cáo tài chính của PVcomBank (2015-2019)
Biểu đồ 2.2 cho thấy: giai đoạn 2015-2019, số dư tín dụng của PVcomBank có xu hướng tăng và CAR có xu hướng ổn định - trung bình ở mức 12.5%, luôn ở mức cao hơn tỷ lệ tối thiểu do NHNN quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN (9%) và Thông tư 41/2016/TT-NHNN (8%).
Năm 2015, số dư tín dụng của PVcomBank đạt gần 40.4 tỷ đồng và CAR là lớn nhất giai đoạn 2015-2019, đạt 12.8%. Theo số liệu của NHNN (2015), CAR năm 2015 của PVcomBank không những lớn nhất giai đoạn 2015-2019 mà còn lớn hơn so với một số NHTM khác như BIDV (9.81%), SHB (11.4%) hay VietinBank (10.6%), VietcomBank (11.04%). Theo báo cáo thường niên của PVcomBank (2015), để đạt được kết quả này là do PVcomBank đã đưa vào sử dụng hệ thống cảnh báo nợ EWS để hỗ trợ nhận diện sớm rủi ro, từ đó có thể kịp thời đưa ra các biện pháp nhằm quản lý chất lượng danh mục tín dụng một cách hiệu quả hơn. Có thể nói PVcomBank là Ngân hàng đi đầu trong việc sử dụng EWS, trong khi đã đưa vào sử dụng từ 2015, thì một số Ngân hàng lớn như VietinBank đưa vào sử dụng hệ thống này từ cuối năm 2016 hay năm 2018 VietcomBank mới bắt đầu sử dụng.
Từ 2016-2019, số dư tín dụng của PVcomBank tăng đều (luôn tăng trên 20% mỗi năm), trong khi CAR vẫn ở mức an toàn và tỷ lệ LDR luôn duy trì dưới 100%, đáp ứng khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Qua phân tích về tình hình cấp tín dụng tại PVcomBank giai đoạn 2015-2019 cho thấy, tỉ lệ dư nợ tín dụng tăng đều trong khi chất lượng tín dụng qua các năm luôn ở trạng thái an toàn, thể hiện sự đúng đắn của các chính sách của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của tập thể nhân viên của PVcomBank trong việc xây dựng và phát triển Ngân hàng.
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh
2017 90,709 12.94% 0.08% 0.90%
2018 97,049 6.99% 0.07% 0.86%
Bảng 2.1 cho thấy: cả 3 chỉ tiêu LNST, ROA và ROE của PVcomBank giai đoạn 2015-2019 đều có xu hướng tăng.
Về LNST, từ 2015-2019, LNST của các năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đều. Năm 2017 có tốc độ tăng LNST cao nhất (12.94%) và năm 2019 có tốc độ tăng LNST thấp nhất (5.48%). Theo báo cáo thường niên của PVcomBank (2019), kể từ năm 2018, PVcomBank đã đẩy mạnh thực hiện “Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020”, các khoản mục chi phí cho hoạt động hoàn thiện cơ chế chính sách, tái cơ cấu mô hình tổ chức, phân công lại chức năng nhiệm vụ, đẩy mạnh đào tạo cho nhân viên và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đã tăng xấp xỉ 30% mỗi năm. Đây là khoản chi phí chính khiến cho tốc độ tăng LNST năm 2018 và 2019 giảm mạnh.
Về ROA và ROE, từ 2015-2019, ROA và ROE của PVcomBank nhìn chung là ổn định, chỉ có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2019, ROA duy trì ở mức 0.08% và ROE trung bình là 0.85%. Tuy nhiên, theo số liệu của CafeF (2019), nếu so với Sacombank, một Ngân hàng tiến hành sát nhập vào năm 2015 thì ROA của PVcomBank giai đoạn 2015-2019 lớn hơn nhiều (ROA trung bình của SacomBank là 0.03%) nhưng ROE lại thấp hơn (ROE trung bình của SacomBank là 0.9%). Điều này cho thấy ngoài việc đẩy mạnh tăng lợi nhuận và tăng quy mô tổng tài sản, trong các năm tới, Ngân hàng cần chú ý đến việc quản lý vốn chủ sở hữu để đạt được tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tốt hơn.