Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (LC) tại NHTMCP đại chúng việt nam (PVComBank) khóa luận tốt nghiệp 138 (Trang 92 - 95)

6. Kết cấu đề tài

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Ôn định kinh tế vĩ mô

Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh và các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế theo LC nói riêng có thể phát triển, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới hiện nay. Một số kiến nghị nhằm ổn định kinh tế vĩ mô:

+ Xác định rõ những ngành nghề mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh để đưa ra chính sách hỗ trợ các ngành nghề đó phát triển. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, nông nghiệp và du lịch là những ngành nghề mà Việt Nam đang có thế mạnh. Đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến do theo Tổng cục Thống kê (2019): “Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh

tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế” - đây là mức đóng góp cao nhất so với tất cả các ngành nghề khác.

+ Sau khi đưa ra các chính sách, tiến hành chỉ đạo quyết liệt đến từng cấp quản lý để có thể sớm đưa ra những giải pháp cụ thể với từng ngành nhằm đối phó với những biến động khó lường của nền kinh tế trong nước và thế giới sau đại dịch COVID-19, từ đó có thể đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng đạt các mục tiêu đề ra.

+ Duy trì điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác như năm 2019 để có thể đạt được kết quả tăng trưởng GDP ấn tượng và mức lạm phát thấp như năm 2019. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2019, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP là 7.02% - cao hàng đầu thế giới và lạm phát được kiểm soát đạt mức thấp nhất từ 2017 đến nay.

- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cường trao đổi hàng hóa quốc tế

Khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT của Ngân hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vì vậy, để hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của PVcomBank phát triển phải cần các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cường trao đổi hàng hóa với đối tác nước ngoài. Một số kiến nghị:

+ Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu; Tăng cường tuyên truyền lợi ích của việc khai báo hải quan điện tử đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; Chính phủ kết hợp với Tổng cục Hải quan thường xuyên nâng cấp, kiểm tra hệ thống khai báo hải quan điện tử. Những giải pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuận tiện trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu, tránh tình trạng mất nhiều thời gian thực hiện khai báo hải quan.

+ Đưa ra các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: linh kiện điện tử, dệt may, nông

sản... để doanh nghiệp có thể yên tâm mở rộng sản xuất, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

+ Xây dựng biểu thuế chi tiết, rõ ràng để các doanh nghiệp có thể xây dựng định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp.

- Tiếp tục duy trì mở cửa giao lưu thương mại quốc tế

Với sự phát triển không ngừng của hoạt động giao lưu TMQT ngày nay, trong các năm tới, mong rằng Chính phủ vẫn sẽ duy trì hoạt động mở rộng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia, khu vực trên thế giới để tìm ra những thị trường mới, thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT theo LC của Ngân hàng phát triển. Một số kiến nghị nhằm duy trì hoạt động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế:

+ Chủ động tổ chức đàm phán các hiệp định FTA thế hệ mới và đẩy mạnh tiến trình ký kết các hiệp định FTA đang đàm phán. Các hiệp định tự do thương mại - FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu.

+ Tích cực tham gia các cuộc họp, hội thảo do các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực tổ chức để có thể học hỏi và nắm bắt xu thế phát triển kinh tế quốc tế của các nước khác trên thế giới và khu vực. Từ đó giúp Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả hơn.

- Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TTQT theo phương thức TDCT

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nguồn luật cụ thể nào điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể tham gia hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, vì vậy, mong rằng Chính phủ sẽ sớm đưa ra hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Hệ thống văn bản pháp luật riêng cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động TTQT, giúp hoạt động TTQT được diễn ra công bằng, minh bạch. Thêm vào đó, các chủ thể tham gia giao dịch TTQT được bảo vệ bởi pháp luật sẽ tích cực tham gia vào hoạt động TTQT hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (LC) tại NHTMCP đại chúng việt nam (PVComBank) khóa luận tốt nghiệp 138 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w