6. Kết cấu đề tài
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo
Thư tín và Telex; để có thể tham gia và sử dụng SWIFT, các Ngân hàng hay các tổ chức tài chính sẽ phải tuân theo những tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ, từ đó tạo sự thống nhất giữa các thành viên của SWIFT.
Với các ưu điểm nổi trội của SWIFT đã tạo điều kiện để PVcomBank có thể thực hiện hoạt động TTQT an toàn, nhanh chóng và dễ dàng giao dịch với các Ngân hàng trên toàn thế giới. Ngoài ra, các điện SWIFT được chuẩn hóa, sử dụng thống nhất trong Hiệp hội, từ đó tăng độ chính xác của các điện mà PVcomBank sử dụng trong giao dịch LC như điện MT700: phát hành LC, điện MT707: sửa đổi LC, giúp quá trình giao dịch giữa các Ngân hàng là thành viên của SWIFT được diễn ra an toàn, tránh nhầm lẫn, phù hợp với thông lệ, tập quán TMQT.
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theophương phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt
Nam - PVcomBank 2.3.1. Kết quả đạt được
Qua phân tích về thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại PVcomBank giai đoạn 2015-2019, có thể tổng kết một số kết quả mà
- Doanh số TTQT theo phương thức TDCT của PVcomBank tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng doanh số TTQT
Từ 2015 đến 2019, doanh số thanh toán LC của PVcomBank đã tăng từ 270.7 triệu USD lên 849 triệu USD. Đặc biệt, năm 2017 là năm có tốc độ tăng doanh số mạnh nhất là 50.8%, ứng với số tuyệt đối là 156 triệu USD, trong đó, doanh số thanh toán LCNK tăng 89 triệu USD, ứng với mức tăng là 37.87% và doanh số thanh toán LCXK tăng 67 triệu USD, ứng với mức tăng là 93.06%. Ngoài ra, hoạt động phát hành và thông báo LC của PVcomBank giai đoạn 2015-2019 cũng chứng kiến sự tăng trưởng về cả doanh số và số món. Từ 2015 đến 2019, về phát hành LC, doanh số đã tăng từ 227 triệu USD lên 517 triệu USD và từ 3,547 món lên 5,490; về thông báo LC, doanh số đã tăng từ 47 triệu USD lên 315 triệu USD và từ 784 món lên 4,135 món.
Về tỷ trọng, trong giai đoạn 2015-2019, doanh số thanh toán LC luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng doanh số TTQT, trung bình là 76%.
- Thu hút được thêm khách hàng là doanh nghiệp ngoài ngành Dầu khí
Ngoài khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, giai đoạn 2015-2019, PVcomBank đã thiết lập thêm quan hệ với nhiều khách hàng là doanh nghiệp ngoài ngành Dầu khí. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dệt may, theo số liệu của Tổng cục thống kê, đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ năm 2017 đến nay. Ngoài ra, trong tổng số khách hàng của PVcomBank có tới hơn 40% là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
- Mạng lưới Ngân hàng đại lý rộng khắp
Tính đến tháng 12/2019, PVcomBank đã thiết lập quan hệ đại lý với gần 200 Ngân hàng tại 59 quốc gia trên toàn thế giới, ngoài ra ở Việt Nam, PVcomBank cũng đã có quan hệ đại lý với hầu hết hầu hết các NHTM, 32 Ngân hàng.
- Nguồn nhân lực có trình độ cao; thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng
Tất cả nhân viên phòng Tài trợ thương mại đều nắm vững thông lệ, tập quán TMQT và pháp luật trong nước về TTQT theo LC do hàng năm luôn được kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, cán bộ TTQT tại PVcomBank đều có khả năng sử dụng thành
thạo tiếng Anh trên cả 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng SWIFT khi giao dịch với các Ngân hàng trên thế giới. Vì vậy, với đội ngũ nhân viên có trình độ cao, các giao dịch LC phát sinh đều được xử lý an toàn, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Theo báo cáo thanh toán quốc tế của PVcomBank (2019), tỷ lệ xảy ra trường hợp chậm thanh toán cho khách hàng gây ra thiệt hại và phát sinh về chi phí diễn ra rất ít, chỉ chưa đến 1% số món thanh toán trong năm.
- Mô hình tập trung phát huy hiệu quả
PVcomBank tiến hành thực hiện các hoạt động TTQT theo LC theo mô hình tập trung, các giao dịch LC đều được tập trung xử lý tại Hội sở, từ đó tạo sự chuyên môn hóa cao, có thể dễ dàng tiến hành kiểm soát chéo giữa Hội sở và chi nhánh.
- về công nghệ Ngân hàng
Theo báo cáo thanh toán quốc tế của PVcomBank (2017): “Việc áp dụng hệ thống Ngân hàng lõi T24 đã mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động TTQT như: bảo mật thông tin cao, hạch toán sổ sách chứng từ thuận tiện; hoạt động quản lý nội bộ giữa Hội sở và chi nhánh được thực hiện một cách chặt chẽ; ngoài ra, bằng việc áp dụng hệ thống Core Banking này, PVcomBank có thể thực hiện tới 1,000 giao dịch/giây.”
PVcomBank hiện đang là thành viên của SWIFT, với các ưu điểm nổi trội của SWIFT đã giúp PVcomBank có thể thực hiện hoạt động TTQT an toàn, nhanh chóng và dễ dàng giao dịch với các Ngân hàng trên toàn thế giới và tăng độ chính xác của các điện sử dụng trong TTQT theo phương thức LC.
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại PVcomBank vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán LC không ổn định
Mặc dù doanh số thanh toán LC đều tăng qua các năm về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng trưởng lại không ổn định. Năm có tốc độ tăng doanh số cao nhất là năm 2017, nhưng đến năm 2018 và 2019, tốc độ tăng doanh số lại giảm nhẹ, từ 50.8%
(năm 2017) giảm xuống còn 36.5% (năm 2019); đặc biệt là sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng của doanh số thanh toán LCXK: từ 93.06% (năm 2017) giảm xuống chỉ còn 36.88% (năm 2019).
Ngoài ra, tốc độ tăng doanh số thông báo LCXK đã giảm từ 89.37% (2016) xuống còn 35.78% (năm 2019). Đây là một kết quả không tốt trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu từ năm 2017 đến nay của Việt Nam tăng mạnh và luôn đạt thặng dư cán cân thương mại.
- Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán TDCT nhỏ và thay đổi không đều
Mặc dù đã hoạt động như loại hình NHTM kể từ năm 2013, sau 6 năm hoạt động, lợi nhuận từ hoạt động thanh toán TDCT vẫn chưa chiếm tỷ lệ cao trên tổng lợi nhuận từ hoạt động thanh toán trong khi đây là phương thức được sử dụng nhiều nhất trong TTQT (luôn chiếm hơn 70% lợi nhuận từ hoạt động TTQT), chỉ bằng trung bình 30% trên tổng lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán của PVcomBank giai đoạn 2015-2019.
Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động thanh toán TDCT của PVcomBank thay đổi không đều qua các năm, năm 2017 là năm có lợi nhuận lớn nhất là 9.48 tỷ đồng nhưng đến năm 2019, lợi nhuận chỉ còn 5.02 tỷ đồng.
- Chưa thu hút thêm được nhiều khách hàng lớn ngoài ngành Dầu khí
Mặc dù đã thu hút thêm nhiều khách hàng là doanh nghiệp ngoài ngành Dầu khí, tuy nhiên, các khách hàng này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới 80% trên tổng số lượng khách hàng và trong 20% số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn của PVcomBank thì có tới 77% là doanh nghiệp trong ngành Dầu khí. Các doanh nghiệp lớn thường xuyên có các đơn đặt hàng có giá trị cao, vì vậy, chưa thu hút được phân khúc khách hàng này sẽ là một hạn chế lớn của PVcomBank.
Ngoài ra, PVcomBank chưa có nhiều khách hàng là doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nông sản, theo Tổng cục hải quan, hiện nay, mặt hàng này đang là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
- Các LC được sử dụng tại PVcomBank chưa đa dạng
Hiện nay, PVcomBank chỉ tiến hành phát hành LC không hủy ngang, chưa phát hành các loại LC đặc biệt. Chưa phát hành LC đặc biệt đã làm giảm khả năng thu hút khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn thường xuyên có các đơn đặt hàng giá trị cao, bằng chứng là: trên tổng số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ LC của PVcomBank thì các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm gần 20%.
- Mô hình tập trung vẫn còn hạn chế
Việc áp dụng mô hình tập trung trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT đã khiến cho cán bộ nhân viên ở chi nhánh chưa tự chủ, vẫn còn dựa vào Hội sở. Ngoài ra, theo báo cáo thanh toán quốc tế của PVcomBank (2018), do áp dụng mô hình tập trung, các giao dịch LC đều được xử lý ở Hội sở nên các nhân viên ở chi nhánh chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán LC, vì vậy, các nhân viên tại chi nhánh chưa hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ LC để tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ phù hợp.
- Uy tín chưa cao
Mặc dù đã có 189 Ngân hàng đại lý tại 59 quốc gia trên toàn thế giới, nhưng trong tháng 10/2019 vừa qua, PVcomBank đã gửi yêu cầu thiết lập quan hệ đến 30 Ngân hàng trên toàn thế giới nhưng đã bị một số Ngân hàng từ chối vì lý do chưa đạt yêu cầu về độ uy tín mà các Ngân hàng đó đặt ra.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Ve chính sách của Nhà nước
Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT và TTQT theo TDCT ở Việt Nam còn nhiều thiếu sót và bất cập. Các văn bản pháp lý hiện hành còn chồng chéo nhau, qua nhiều lần bổ sung và sửa đổi khiến khó áp dụng, nhiều quy định thiếu tính tổng quát, không đủ linh hoạt để thích nghi với sự đa dạng, phong phú của các giao dịch thực tiễn. Đặc biệt, Nhà nước cũng chưa xây dựng hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT, nhất là những văn bản hướng dẫn việc áp dụng các thông lệ quốc tế như UCP, INCOTERMS, ISPB, URR. Do đó, các chủ thể tham gia
hoạt động TTQT cũng như hoạt động thanh toán LC chưa thực sự được bảo vệ bởi một hành lang pháp lý riêng biệt khi có tranh chấp xảy ra.
- Tình hình kinh tế thế giới
Tình hình kinh tế - chính trị thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tiến trình Anh rời EU, sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộ đã khiến cho hoạt động giao lưu TMQT giữa các quốc gia chững lại. Chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, năm 2019, theo số liệu của Tổng cục thống kê (2019), tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 7.6% đã giảm so với năm 2018 (12.3%) và 2017 (21.8%), từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và hoạt động TTQT của toàn hệ thống Ngân hàng, trong đó có PVcomBank. Bằng chứng doanh số phát hành, doanh số thông báo và cả doanh số thanh toán LC của PVcomBank giai đoạn 2015-2019 đều thay đổi không ổn định.
- về khách hàng
Phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp là khách hàng của PVcomBank hiện nay đều có trình độ nghiệp vụ ngoại thương còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động TTQT. Trong khi TTQT là một hoạt động phức tạp, có chứa đựng yếu tố quốc tế và đòi hỏi chủ thể tham gia phải có hiểu biết sâu rộng về pháp luật và tập quán TMQT.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Hoạt động Marketing chưa đi vào chiều sâu
Theo báo cáo thường niên của PVcomBank (2016), từ năm 2016, PVcomBank đã triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh nhận diện thương hiệu bằng việc đa dạng hóa các hình thức quảng bá thương hiệu như: logo của Ngân hàng được in trên thẻ lên máy bay của Vietnam Airlines; biển hiệu quảng cáo được thiết kế bắt mắt và đặt tại các vị trí trung tâm, có lưu lượng giao thông lớn như cầu Nhật Tân, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, các sân bay... các giải pháp này đã giúp thương hiệu PVcomBank đến gần hơn với khách hàng. Năm 2016, PVcomBank đã đạt 2 giải
thưởng về truyền thông của Tạp chí Asian Banking Finance (ABF) là: “Chiến dịch truyền thông hiệu quả” và “Website sáng tạo và hiệu quả”.
Mặc dù các hoạt động Marketing cũng đã phát huy kết quả, số lượng khách hàng năm 2017 đã tăng 22% so với năm 2016; năm 2018 tăng 50%; nhưng đến năm 2019, số lượng khách hàng chỉ tăng 15%. Điều này cho thấy chính sách Marketing của PVcomBank chưa đi vào chiều sâu.
- Chưa thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn; phí của các dịch vụ LC nhỏ
Khách hàng của PVcomBank là các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 20% trên tổng số lượng khách hàng và tập trung chủ yếu trong ngành Dầu khí. Điều này cho thấy PVcomBank chưa thu hút thêm được nhiều khách hàng mới có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên, nhu cầu sử dụng các dịch vụ LC cao; ngoài ra, khi cung cấp các dịch vụ về LC, Ngân hàng chỉ thu khoản phí rất nhỏ. Vì vậy mà lợi nhuận từ hoạt động thanh toán TDCT giai đoạn 2015-2019 chưa cao.
- Các loại LC được sử dụng còn hạn chế
PVcomBank chỉ phát hành LC không hủy ngang, một số LC đặc biệt chưa được sử dụng. Từ đó, gây khó khăn trong việc thu hút thêm khách hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng tham gia hoạt động TMQT.
- Chi nhánh chưa chủ động trong hoạt động TTQT
Do xử lý giao dịch theo mô hình tập trung, hoạt động của chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào Hội sở, chưa chủ động xây dựng chương trình, chính sách riêng trong công tác chăm sóc khách hàng, chưa đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, chưa chú trọng trong việc đào tạo các nghiệp vụ LC cho nhân viên tại chi nhánh.
- Về chiến lược kinh doanh
TTQT là hoạt động Ngân hàng hiện đại, trong khi PVcomBank chỉ vừa mới hoạt động dưới hình thức NHTM sau sát nhập từ năm 2013, tiềm lực về tài chính cũng như kinh nghiệm trong hoạt động TTQT của PVcomBank còn nhiều hạn chế, Ngân hàng vẫn đang tập trung nhiều vào các hoạt động truyền thống như huy động
vốn và cho vay. Do đó, Ngân hàng chưa chú trọng xây dựng các chính sách nhằm phát triển hoạt động TTQT theo LC.
- về mạng lưới hoạt động
Theo báo cáo thường niên của PVcomBank (2019), tính đến hết năm 2019, PVcomBank đã có 116 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt tại 63 tỉnh thành trên cả nước và mỗi chi nhánh đều có chuyên viên TTQT. Tuy nhiên, theo số liệu của CafeF, nếu so với một số NHTM vừa và nhỏ khác như SHB với 234 phòng giao dịch; Sacombank với 239 phòng giao dịch; EximBank với 207 phòng giao dịch thì hiện tại, quy mô hoạt động của PVcomBank vẫn còn hẹp.
Thêm vào đó, mặc dù PVcomBank các chi nhánh của PVcomBank đã có mặt tại 63 tỉnh thành trên cả nước nhưng các chi nhánh này chủ yếu được đặt ở khu đô thị và khu vực đông dân, xa các khu công nghiệp và khu chế xuất. Việc này khiến cho khả năng tiếp cận các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nằm trong khu công nghiệp và khu chế xuất của tại các tỉnh của PVcomBank còn hạn chế.
- về công nghệ Ngân hàng
Trong mô hình xử lý nghiệp vụ TTQT của Ngân hàng, mọi giao dịch phát sinh liên quan đến LC đều được tập trung và xử lý tại một nơi duy nhất là Trung tâm Thanh toán quốc tế, cụ thể là phòng Tài trợ thương mại, vì vậy trong trường hợp Trung tâm gặp sự cố thì sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Do đó, muốn Trung tâm có một tốc độ xử lý nhanh, chính xác cần phải đầu tư lớn về công nghệ. Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật công nghệ để đảm bảo hoạt động thông suốt cho toàn Ngân hàng nhưng do nguồn lực của PVcomBank vẫn còn hạn chế nên đôi khi vẫn