Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (LC) tại NHTMCP đại chúng việt nam (PVComBank) khóa luận tốt nghiệp 138 (Trang 95 - 100)

6. Kết cấu đề tài

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng

Do hoạt động TTQT theo phương thức TDCT là hoạt động có liên quan đến ngoại tệ, vì vậy, trong thời gian tới, mong rằng NHNN sẽ sớm đưa ra các chiến lược nhằm phát triển hơn nữa thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng giúp nâng hiệu quả kinh doanh và sử dụng ngoại tệ của các NHTM, tạo điều kiện cho hoạt động TTQT theo LC tại PVcomBank có thể phát triển bền vững.

- Tạo điều kiện cho các NHTM ứng dụng công nghệ mới

Để thích ứng với xu thế phát triển không ngừng của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng trên nền tảng công nghệ số hiện nay, mong rằng trong thời gian tới NHNN tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho các NHTM có thể tiến hành ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động Ngân hàng, hoạt động TTQT và TTQT theo phương thức TDCT để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự hài lòng và xây dựng niềm tin với khách hàng.

- Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động TTQT

Hiện nay, NHNN vẫn chưa chính thức ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện TTQT theo phương thức TDCT tại các NHTM. Vì vậy, trong thời gian tới, mong rằng NHNN sẽ xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động TTQT theo LC để hoạt động này có thể thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống và phù hợp với luật pháp và thông lệ, tập quán quốc tế, từ đó tạo điều kiện cho các các Ngân hàng nói chung và PVcomBank nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT tại các NHTM

Việc kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT tại các Ngân hàng sẽ giúp NHNN phát hiện sớm rủi ro trong hoạt động TTQT của từng Ngân hàng, giúp các Ngân hàng đưa ra giải pháp kịp thời, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của toàn hệ thông.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT tại các NHTM còn giúp NHNN kiểm soát hoạt động sử dụng ngoại tệ chặt chẽ hơn, giúp các NHTM phát

hiện sớm trạng thái mất cân đối ngoại tệ. Từ đó, NHNN có thể đưa ra các chính sách quản lý ngoại hối phù hợp, góp phần ổn định tỷ giá và tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia.

Tóm tắt chương 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2, chương 3 của khóa luận đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại PVcomBank trong thời gian tới, bao gồm các nội dung:

Thứ nhất, xác định định hướng phát triển chung của PVcomBank và định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ;

Thứ hai, đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại PVcomBank;

Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại PVcomBank trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước hiện nay do TDCT vừa là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong TTQT vừa là hoạt động mang lợi nguồn thu lớn cho các NHTM. Nhận thức được sự quan trọng của TTQT theo phương thức TDCT đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đối với hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam và xuất phát từ thực trạng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại PVcomBank, khóa luận đã nghiên cứu được các vấn đề sau:

Thứ nhất, khóa luận đã làm rõ cơ sở lý luận tổng quan về thanh toán quốc tế, phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM.

Thứ hai, khóa luận đã tiến hành phân tích thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại PVcomBank dựa trên hai nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Trên cơ sở thực trạng đã phân tích, tiến hành đánh giá kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và tìm nguyên nhân của các hạn chế đó.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại PVcomBank trong thời gian tới, bao gồm: phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của chi nhánh, sử dụng đa dạng các loại LC, mở rộng mạng lưới hoạt động, đẩy mạnh công tác hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, mở rộng quan hệ với các Ngân hàng đại lý, nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing. Ngoài ra, khóa luận cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại PVcomBank.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Hỏi - Đáp thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

2. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Cẩm nang thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

3. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến & TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2016), Giáo trình Thanh toán quốc tế & Tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

4. GS. Đinh Xuân Trình (2012), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương & Tài trợ thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

5. PGS. Trầm Thị Xuân Hương (2007), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

6. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2008), Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

7. ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2009), Nghiên cứu rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. TS. Trần Nguyễn Hợp Châu (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

9. ThS. Trần Thanh Hải (2015), Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Hà Thành, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. ThS. Đặng Thị Bích Thảo (2018), Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

11. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (2011), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các Công cụ chuyển nhượng, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngày 20 tháng 11 năm 2014.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 41/2016/TT-NHNN Quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngày 30 tháng 12 năm 2016.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngày 20 tháng 11 năm 2014.

16. ICC, Uniform Customs and Practise for Documentary Credits, 2007 Version ICC publication No-600.

17. ICC, International Standard Banking Practice Under Documentary Credit, 2013 Version ICC publication No-745.

18. Reinhard Langerich, 2009, Documentary Credits in practice, Nordea Bank, Denmark.

19. Nisha S.Koshal, 2017, Understanding Letter of Credit: Learner’s Guide to Letter of Credit, India.

20. Báo cáo tài chính của Ngân hàng PVcomBank từ năm 2015-2019.

21. Báo cáo thanh toán quốc tế của Ngân hàng PVcomBank từ năm 2015-2019. 22. Báo cáo thường niên của Ngân hàng PVcomBank từ năm 2015-2019.

23. Điều lệ hoạt động của Ngân hàng PVcomBank, ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2017.

24. Quy trình về nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ của Ngân hàng PVcomBank, ban hành ngày 01 tháng 07 năm 2014.

25. Website của Ngân hàng PVcomBank: www.pvcombank.com.vn

26. Website của Ngân hàng Nhà nước: www.sbv.gov.vn

27. Website của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.com.vn

28. Website của Tổng cục hải quan: www.customs.gov.vn

29. Website của CafeF: https://cafef.vn/

30. Website của U&Bank: https://ub.com.vn/

31. Thanh toán quốc tế (không có năm xuất bản), Wikipedia, truy cập lần cuối

ngày 21 tháng 04 năm 2020 từ

<

https://vi. wikipedia.or g/wiki/Thanh to%C3 %A1n q u%E1%B B%91c t %E

1%BA%BF>

32. Nâng cao nhận thức tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế (2019), Báo Công Thương, truy cập lần cuối ngày 24 tháng 04 năm 2020 từ

<

https://moit.gov.vn/CmsView-EcoIT- portlet/html/print cms.jsp?articleId=16332>

chính năm 2008-2009 (2020), Báo điện từ VTV News, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 04 năm 2020 từ <https://vtv.vn/kinh-te/imf-dich-covid-19-

gay-suy-thoai-nghiem-trong-hon-khung-hoang-tai-chinh-nam-2008-2009- 20200406094319578.htm>

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (LC) tại NHTMCP đại chúng việt nam (PVComBank) khóa luận tốt nghiệp 138 (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w