Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 132 (Trang 27 - 29)

Thứ nhất, tài trợ vốn lưu động trước khi giao hàng

Mục đích nhằm tài trợ nhu cầu vốn lưu động cho nhà XK để thực hiện đơn đặt hàng của nhà NK nước ngoài.

Nội dung tài trợ bao gồm: tài trợ trực tiếp cho nhà XK để trang trải phần tài sản lưu động tăng thêm, như giá trị nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và dự trữ thành phẩm xuất khẩu. Trong một số trường hợp có thể là tài trợ trực tiếp cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa hay bán thành phẩm phục vụ xuất khẩu.

Để được tài trợ, nhà XK phải đến ngân hàng xuất trình các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn tài trợ như: hợp đồng ngoại thương, L/C, tài sản thế chấp... Sau khi thẩm định, nếu ngân hàng chấp nhận cho vay, một hạn mức tín dụng sẽ được lập để áp dụng trong suốt thời hạn cho vay. Thông thường, ngân hàng chỉ cho vay với 70% giá trị lô hàng với mục địch buộc nhà XK phải tham gia nguốn vốn của mình nhằm ràng buộc trách nhiệm của nhà XK trong từng giai đoạn chuẩn bị hàng xuất. Thủ tục tiến hành hình thức tài trợ này tương tự như một hợp đồng tín dụng nội địa thơng thường. Thời hạn thường là ngắn hạn hoặc trung hạn.

Thứ hai, tài trợ bằng các loại L/C đặc biệt

L/C chuyên nhượng

L/C chuyển nhượng là loại L/C khơng hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền địi tiền mà mình có được cho người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần, và người thụ hưởng thứ nhất vẫn bị rành buộc trách nhiệm với nhà nhập khẩu bởi hợp đồng ngoại thương.

L/C điều khoản đỏ

L/C điều khoản đỏ là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước tiền cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở.

Số tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở. Nhà xuất khẩu nhận được số tiền ứng trước trước khi giao hàng (có thể 10%, 20%, 25%...) tùy hai bên thỏa thuận sử dụng vào việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, giảm được khó khăn về tài chính và có thị trường xuất khẩu ổn định.

Học viện Ngân hàng -18 - Khóa luận tơt nghiệp L/C giáp lưng

Sau khi nhận được L/C do nhà nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống L/C ban đầu.

Mục đích sử dụng: sử dụng chủ yếu qua mua bán trung gian.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 132 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w