Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mạ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 132 (Trang 86 - 87)

b. Nguyên nhân của những tồn tại Nguyên nhân khách quan

3.3.1.3.Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mạ

xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại

Sự phát triển hoạt động tài trợ XNK của các NHTM gắn liền với sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Để thúc đẩy hoạt động tài trợ XNK phát triển thì trong thời gian tới Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng cần có những chính sách nhất quán tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời có những biện pháp thích hợp để kích thích tiêu dùng nội địa, cải thiện cán cân thương mại, giảm gánh nặng cho cán cân vãng lai. Để thực hiện được các mục tiêu trên, Chính phủ cần có những biện pháp sau:

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại với những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ và khu vực EU.

- Từng bước điều chỉnh, chuyển động hướng chiến lược từ phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng hóa theo bề rộng và tốc độ cao như hiện nay sang phát triển theo định hướng coi trọng chất lượng và hiệu quả.

Học viện Ngân hàng - 72 - Khóa luận tôt nghiệp

- Cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, tăng các mặt hàng chế biến tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thơ. Do đó cần coi trọng việc phát triển cơng nghiệp chế biến, mở rộng hợp tác và liên doanh với nước ngoài để nâng cao năng lực của ngành chế biến hàng xuất khẩu.

- Tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến: dệt may, giày dép, đồ gỗ, sản phẩm nhựa,..

- Quan tâm tới công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường của các nước để tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư sản xuất các mặt hàng có khả năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nguyên liệu trong nước như hàng thủ cơng mỹ nghệ, sản phẩm cao su, cơ khí..

- Có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép NK, quản lý hạn ngạch, tăng cường công tác chống bn lậu, trốn thuế; bên cạnh đó tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu.

- Đẩy mạnh đàm phán các nước, sớm triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm các mặt hàng nông, thủy sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 132 (Trang 86 - 87)