Doanh số thanh tốn và thơng báo L/C xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 132 (Trang 56 - 59)

Nhận thấy từ năm 2010 tới năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010; năm 2012 đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2011. Điều này đã thúc đẩy làm tăng doanh số thanh toán xuất khẩu tại SDG qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng thanh toán L/C xuất khẩu trong tổng kim ngạch thanh tốn xuất khẩu lại có phần sụt giảm và chiếm tỷ trọng khá thấp.

Học viện Ngân hàng - 43 - Khóa luận tơt nghiệp

Bảng 2.7: Doanh số và tỷ trọng thanh toán L/C XK các năm 2010-2012

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % L/C XK 156,86 11,44 138,43 9,27 102,2 6,39 Thanh toán XK 1.370,26 100,00 1.493,11 100,00 1.599,76 100,00

Năm 2011 thanh toán L/C XK chiếm 11,44% tổng thanh toán XK, năm 2011 là 9,27% và năm 2012 là 6,39%. Điều này là do tỷ trọng chuyển tiền trong thanh toán xuất khẩu vẫn là chủ yếu do cơ cấu khách hàng vẫn là khách hàng quốc doanh truyền thống quen thuộc, sử dụng chuyển tiền để giảm chi phí. Bên cạnh đó do vị thế các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp nên vẫn chưa dành được ưu thế lựa chọn phương thức thanh toán trong hợp đồng.

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu năm 2010 là 156,86 triệu USD, năm 2011 là 138,43 triệu USD (giảm 18,43 triệu USD, tương đương 11,75% so với năm 2010), năm 2012 là 102,2 triệu USD (giảm 36,23 triệu USD, tương đương 26,17% so với năm 2011).

Biểu đồ 2.2: Doanh số thông báo L/C xuất khẩu năm 2010 - 2012 Đơn vị: triệu USD

■ Doanh số thông báo L/C XK

Năm 2009

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị % tăng Giảm Giá trị % tăng Giảm Giá trị % tăng Giảm Dư nợ cho vay 843,27 857,65 +1,75 886,49 +3,36 656,34 -25,96

Học viện Ngân hàng - 44 - Khóa luận tốt nghiệp

Nhận thấy doanh số thông báo L/C xuất khẩu của SDG giai đoạn 2010 - 2012 có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên chưa thể kết luận được về chất lượng nghiệp vụ thông báo L/C, bởi vì tình hình kinh tế chung toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ tới XK Việt Nam và hoạt động tài trợ XK của SDG. Hơn thế nữa tuy doanh số thông báo tại SGD có giảm đi nhưng so với các chi nhánh ngân hàng khác vẫn ở mức cao. Thực tế, chất lượng công tác thông báo L/C ở SDG khá tốt, chưa lần nào thông báo nhầm hay sửa đổi bất cứ một L/C giả nào. Cán bộ TTQT luôn tuân thủ chặt chẽ UCP 600 và đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ trước khi thông báo cho nhà XK.

b. Doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

Hiện tại tại SDG có hai hình thức chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là chiết khấu có truy địi và chiết khấu khơng truy địi. Tuy nhiên, tỷ trọng chủ yếu vẫn là chiết khấu có truy đòi.

Biểu đồ 2.3: Doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất năm 2010-2012

Đơn vị: triệu USD

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của SDG VCB năm 2010-2012)

Qua biểu đồ 2.4 cho thấy, doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất có sự tăng trưởng khá nhanh qua các năm. Doanh số chiết khấu năm 2010 là 17,18 triệu USD; năm 2011 là 20,12 triệu USD (tăng 2,94 triệu USD, tương đương 17,11% so với năm 2010); năm 2012 là 22,14 triệu USD (tăng 2,02 triệu USD, tương đương 10,04% so với năm 2011). Tuy doanh số chiết khấu có sự tăng trưởng đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với doanh số thanh toán L/C

Học viện Ngân hàng - 45 - Khóa luận tơt nghiệp

xuất khẩu, trung bình khoảng 3%. Tình hình chiết khấu bộ chứng từ còn khiêm tốn là do:

- Khách hàng không đáp ứng được yêu cầu về bộ chứng từ hoàn hảo do năng lực còn hạn chế của doanh nghiệp dù Sở giao dịch đã có đóng góp trong việc giúp đỡ hạn chế lỗi phát sinh.

- Sở giao dịch chỉ thực hiện chiết khấu có truy địi để đảm bảo cho hoạt động tài trợ của mình nhưng hình thức này đã đẩy rủi ro sang cho người xuất khẩu nên nhu cầu của họ không cao.

- Số khách hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện chiết khấu của Sở giao dịch là không nhiều. Đặc biệt những điều kiện về chiết khấu miễn truy đòi là khắt khe hơn rất nhiều so với chiết khấu truy địi, ví dụ L/C trong chiết khấu miễn truy dòi phải là L/C trả ngay, đòi tiền bằng điện và khách hàng đạt yêu cầu xếp hạng tín dụng tại SDG... nên hình thức này hầu như là chưa có.

Mặc dù vậy đây cũng được coi là sự phát triển của SDG trong hoạt động tài trợ XNK trong giai đoạn khó khăn này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đối với sở giao dịch NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 132 (Trang 56 - 59)