Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài trợ TMQT của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 25 - 29)

1.1.4.1. Các chỉ tiêu đinh tính

Trong quá trình hoạt động tài trợ TMQT của NHTM ngoài các chỉ tiêu có thể luợng hóa thì còn nhiều chỉ tiêu không thể tính toán, luợng hóa một cách cụ thể. Thông thuờng đó là những chỉ tiêu thể hiện chất luợng của hoạt động này.

a) Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ tài trợ TMQT của ngân hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ tài trợ TMQT của ngân hàng thể hiện các khách hàng đánh giá nhu thế nào về các sản phẩm tài trợ TMQT mà ngân hàng cung cấp. Khách hàng càng hài lòng với dịch vụ thì thể hiện dịch vụ cung ứng đã thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, chất luợng dịch vụ cũng đuợc khách hàng ghi nhận.

b) Sự đa dạng về đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ TMQT

Đối tuợng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ TMQT của NHTM bao gồm những khách hàng là doanh nghiệp lớn, khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam, khách hàng càng thuờng xuyên và những khách hàng không thuờng xuyên. Đối tuợng khách hàng sử dụng càng phong phú càng thể hiện sản phẩm tài trợ của ngân hàng cung ứng phù hợp và đáp ứng đuợc nhu cầu của nhiều đối tuợng khách hàng khác nhau.

c) Sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

Các hoạt động thanh toán trong buôn bán quốc tế thuờng có giá trị cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhu rủi ro lãi suất, rủi ro mất vốn... Vì thế các doanh nghiệp thuờng lựa chọn các ngân hàng có uy tín lớn, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đặc biệt, việc thiết lập các giao dịch thành công, mang lại thuận tiện và lợi ích lớn nhất cho khách hàng sẽ là cơ sở để thực hiện các giao dịch kế tiếp trong các lần phát sinh nhu cầu tiếp theo. Điều đó cũng thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, cũng là một chỉ tiêu đánh giá chất luợng và hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng đó.

d) Tăng cường năng lực cạnh tranh và củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế.

Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM diễn trên tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, không chỉ riêng mảng tài trợ TMQT, do đó, năng lực cạnh tranh có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển trong hoạt động ngân hàng nói chung và mở rộng quy mô tài trợ TMQT nói riêng. Bên cạnh đó, việc nâng cao và củng cố uy tín đối với thị truờng quốc tế tuy không thể luợng hóa đuợc một cách tuyệt đối thông qua việc tính toán nhung cũng có thể xác định một cách tuơng đối thông qua xếp bậc thứ hạng hay các giải thuởng do các tổ chức quốc tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng. Các

ngân hàng chiếm lĩnh thị trường lớn, có uy tín cao cũng góp phần thể hiện chất lượng dịch vụ mà ngân hàng đó mang lại.

1.1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng

a) Số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ TMQT

Gia tăng số lượng khách hàng, đa dạng hóa thành phần khách hàng là mục tiêu hướng tới của các NHTM hiện nay. Số lượng khách hàng thể hiện các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đã được khách hàng chú ý và sử dụng hay chưa, uy tín và chất lượng phục vụ của ngân hàng như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng hay không. Đây là một chỉ tiêu phản ánh quy mô của hoạt động tài trợ TMQT của NHTM. Số lượng khách hàng càng lớn và không ngừng mở rộng thì giá trị tài trợ càng được gia tăng, điều này thể hiện các sản phẩm tài trợ của ngân hàng ngày càng được khách hàng đón nhận, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng.

b) Số lượng các sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT.

Sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ tài trợ TMQT của ngân hàng được thể hiện bằng số lượng các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Các sản phẩm dịch vụ cung ứng ra được hình thành dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, tham khảo thị trường từ đó phát triển các sản phẩm phù hợp với khách hàng và những điều kiện của bản thân ngân hàng. Một ngân hàng cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng thể hiện số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ này nhiều và số lượng khách hàng cũng vì thế mà tăng lên. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá quy mô và khả năng mở rộng tài trợ TMQT của ngân hàng thương mại.

c) Doanh thu từ hoạt động tài trợ TMQT

Doanh thu từ hoạt động tài trợ TMQT của NHTM được tính bằng số phí dịch vụ tài trợ mà ngân hàng thu được. Trên cơ sở biểu phí của mỗi ngân hàng cho từng loại dịch vụ, với những ngân hàng có biểu phí hợp lý, cạnh tranh và ổn định thì việc gia tăng số phí thu được thể hiện doanh thu hoạt động tăng cho thấy đây là môt dấu hiệu tốt. Điều đó thể hiện ngân hàng có doanh số tài trợ cao, quy mô mở rộng và qua đó có thể đánh giá được mức độ phát triển của hoạt động này.

d) Lợi nhuận từ hoạt động tài trợ TMQT

Lợi nhuận từ hoạt động tài trợ TMQT của NHTM là phần giá trị mà ngân hàng nhận được từ hoạt động tài trợ TMQT sau khi đã trừ đi chi phí thực tế để thực hiện hoạt động này. Đây chính là phần thu nhập mà hoạt động này mang lại cho ngân hàng.

Lợi nhuận tài trợ tăng là do sự gia tăng của doanh thu thể hiện quy mô hoạt động đuợc mở rộng mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

e) Tỷ số “Lợi nhuận tài trợ TMQT/Doanh thu tài trợ TMQT”, viết tắt là LNTT/DTTT

Nhu đã trình bày ở trên, lợi nhuận từ hoạt động tài trợ TMQT là chỉ tiêu thể hiện sự tăng truởng theo quy mô, đồng thời cũng đánh giá hiệu quả của hoạt động này. Tỷ số “Lợi nhuận tài trợ TMQT/Doanh thu tài trợ TMQT” là chỉ tiêu tuơng đối cho thấy rõ hơn về khả năng sinh lời của hoạt động này. Tỷ số này đuợc xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận hoạt động tài trợ TMQT Tỷ số LNTT/DTTT = 1T" Z,∑Λ ɪ x 100%

Doanh thu tài trợ TMQT

Tỷ số LNTT/DTTT thể hiện cứ một trăm đồng doanh thu hoạt động tài trợ TMQT thu về thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận.

Tỷ số này càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng đó càng tốt.

f) Tỷ số “Doanh thu tài trợ TMQT/Tổng doanh thu dịch vụ”, viết tắt là DTTT/DTDV

Tỷ số DTTT/DTDV thể hiện trong 100 đồng doanh thu dịch vụ của NHTM thu về có bao nhiêu là doanh thu của hoạt động tài trợ TMQT. Hay nói cách khác, tỷ số này chính là mức độ đóng góp về doanh thu của hoạt động tài trợ TMQT trong tổng số doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Tỷ số này đuợc xác định nhu sau:

Doanh thu tài trợ TMQT Tỷ số DTTT/DTDV = ≡≡EΓZ⅛ΓN x 100%

Tổng doanh thu dịch vụ

Tỷ số DTTT/DTDV càng cao thể hiện hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng chiếm vị trí càng quan trọng trong các hoạt động dịch vụ của ngân hàng và ngân hàng đó có thế mạnh về mảng dịch vụ này.

g) Tỷ số “Lợi nhuận tài trợ TMQT/Lãi kinh doanh ngân hàng”, viết tắt là LNTT/LNNH.

Tỷ số LNTT/LNNH thể hiện mức độ đóng góp của lợi nhuận từ hoạt động tài trợ TMQT vào lợi nhuận chung của NHTM. Dựa vào tỷ số này có thể biết đuợc trong 100 đồng lợi nhuận mà ngân hàng thu về có bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động tài trợ TMQT. Tỷ số này đuợc xác đinh theo công thức sau:

Lợi nhuận tài trợ TMQT

Tỷ số LNTT/LNNH = τ Λ ɪ ɪ x 100% Lãi kinh doanh ngân hàng

Lãi kinh doanh ngân hàng được xác định là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế của NHTM. Đối với quy mô chi nhánh ngân hàng thì lãi kinh doanh ngân hàng là thu nhập trước hoặc sau trích lập DPRR. Tỷ số LNTT/LNNH cao thể hiện hoạt động tài trợ TMQT có đóng góp lớn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Khi tỷ số này tăng trưởng qua các năm thể hiện ngân hàng đang có xu hướng chuyển dịch từ các hoạt động tín dụng sang các hoạt động dịch vụ.

h) Tỷ lệ nợ quá hạn trong tín dụng XNK.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay XNK = Nợ quá hạn cho vay XNK ■ ɪɪ,. ɪ. ,. V V L x 100% Tong dư nợ cho vay XNK

Tỷ lệ nợ quá hạn thể hiện chất lượng tín dụng trong cho vay XNK, tỷ lệ này càng cao thì mức độ an toàn vốn càng thấp. Để hạn chế rủi ro thì các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ này ở mức thấp. Mức an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam đối với tỷ lệ này là 5%. Đối với các NHTM, với tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% được đánh giá là khá tốt trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 25 - 29)

w