Bài học tài trợ thương mại quốc tế cho ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 34 - 37)

Qua hoạt động tài trợ TMQT của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,... chúng ta có thể nhận thấy rằng các nước có vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nhưng các nước này đều coi tài trợ TMQT có tầm chiến lược để khai thác đến mức tối ưu lợi thế so sánh của mình cho sự phát triển nguồn nội lực của đất nước và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập. Hệ thống NHTM giữ vai trò trọng yếu trong chiến lược tài trợ TMQT của các quốc gia này. Các hoạt động tài trợ đó bao gồm:

(1) Hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu:

• Cho vay vốn đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu mới nhằm tăng thêm lượng hàng và mặt hàng xuất khẩu, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu.

• Cho các dự án cải tạo, nâng cấp hiện đại hóa công nghệ sản xuất nhằm giảm giá thành, tăng giá trị, chất lượng và số lượng hàng xuất khẩu.

(2) Hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu:

• Cho vay các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu như mua nguyên, nhiên vật liệu, vận chuyển, thu mua.

• Cho vay thanh toán dưới hình thức chiết khấu chứng từ, đáp ứng nhu cầu cho chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo trong khi nhà sản xuất đã giao hàng nhưng chưa thu được tiền.

(3) Bảo lãnh cho hoạt động xuất khẩu:

Hoạt động bảo lãnh gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn tín dụng ngân hàng, bảo lãnh thanh toán ứng truớc,...

(4) Tín dụng dài hạn và bảo hiểm cho việc xuất khẩu:

Hoạt động tín dụng dài hạn và bảo hiểm cho việc xuất khẩu liên quan đến tu liệu sản xuất, tài trợ xuất khẩu cho các nhà sản xuất hàng xuất nhỏ và mới thành lập.

Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị truờng, trong đó có hệ thống các chính sách tài chính - tín dụng. Những kinh nghiệm từ hoạt động tài trợ thuơng mại quốc tế của các nuớc trên thế giới và khu vực cần đuợc vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nuớc ta.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bằng những lý luận cơ bản về hoạt động tài trợ TMQT đang đuợc thực hiện tại các ngân hàng thuơng mại hiện nay, chuơng 1 đã phần nào cho chúng ta thấy một bức tranh tổng quan về nội dung vấn đề đuợc nghiên cứu trong khóa luận. Đây chính là cơ sở lý thuyết tạo tiền đề cho việc đi sâu tìm hiểu để phân tích thực trạng quá trình triển khai hoạt động tài trợ TMQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam đang diễn ra nhu thế nào, ngân hàng gặp phải những khó khăn, thuận lợi gì và hiệu quả thực hiện ra sao? Để giải quyết câu hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam và thực trạng triển khai hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng tập trung ở chuơng 2 của bài khóa luận.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 34 - 37)

w