NHNN Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo sự ổn định tài chính, là nền tảng cho sự phát triển các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Đặc biệt, bước vào hội nhập, chúng ta mở cửa toàn diện cho các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quốc tế vào nước ta thì sức ép cạnh tranh sẽ rất lớn. Với kinh nghiệm, vốn và kỹ thuật hiện đại, với mạng lưới rộng khắp trên toàn thế giới thì sự cạnh tranh của các Ngân hàng quốc tế đối với chúng ta sẽ mạnh mẽ và khắc nghiệt hơn. Trong bối cảnh đó thì bất kỳ sự chỉ đạo nào của NHNN cũng sẽ tác động to lớn đến thị trường. Do đó, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng có hiệu quả cao hơn nữa, đòi hỏi ngay từ bây giờ cần có các giải pháp trước mắt và lâu dài đồng bộ để phát triển hệ thống Ngân hàng nước nhà. Cụ thể, NHNN cần:
3.3.2.1.Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể đối với các loại hình tài trợ TMQT
NHNN với chức năng ban hành các văn bản dưới luật nhằm hỗ trợ, hướng dẫn cho các hoạt động kinh doanh của NHTM diễn ra an toàn, suôn sẻ, đúng quy định của pháp luật. Luật các Tổ chức tín dụng và luật NHNN năm 2010 đều bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, để những luật này đi vào đời sống, vai trò của NHNN đặc biệt quan trọng. NHNN trong thời gian tới cần nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động này.
Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C được điều chỉnh bằng UCP 600 do ICC ban hành, tuy nhiên, văn bản này không có hướng dẫn chi tiết về các loại hình tín dụng đặc biệt như thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng tuần hoàn và thư tín dụng đối ứng. Các loại hình này ngày càng được áp dụng nhiều hơn xong hiện nay tại các ngân hàng Việt Nam, mỗi ngân hàng lại có những quy định riêng và xác định mức hỗ trợ cũng như mức phí khác nhau. Do vậy, NHNN nên ban hành một văn bản hướng dẫn chung về việc áp dụng UCP 600 vào thực tiễn TTQT của Việt Nam, trong đó đặc
biệt cần nêu rõ các vấn đề mà UCP đưa ra còn chung chung để có một hành lang tập quán thống nhất của Việt Nam.
3.3.2.2. Hoàn thiện phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau, NHNN tham gia với tư cách là người mua - bán cuối cùng và chỉ can thiệp khi cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế có hiệu quả. Để hoàn thiện thị trường này làm cơ sở cho việc hoàn thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam, NHNN cần thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:
- Giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, quản lý
và buộc
các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua và bán
ngoại tệ
trên thị trường liên ngân hàng tùy thuộc theo nhu cầu của từng NHTM.
- Mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như ngân hàng trung ương và các NHTM, các đơn vị kinh tế có doanh số hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, những người môi giới, tạo cho thị trường hoạt động sôi nổi với tỷ giá sát với thực tế thị trường hơn.
- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường, đa dạng hóa các hình thức giao dịch như mua bán trao đổi ngay, mua bán có kỳ hạn, mua bán quyền lựa chọn, hoán đổi ngoại tệ, phát triển các hình thức nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ vay mượn trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.3.2.3. Hỗ trợ cung cấp kịp thời đầy đủ thông tin về khách hàng cho NHTM
Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Center) là kênh thu thập lưu trữ, xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp trên toàn quốc. NHNN thu thập các thông tin từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục thuế, Bộ tài chính,... về hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp thường xuyên cho các tổ chức tín dụng. Để hỗ trợ có hiệu quả, NHNN và các NHTM cần có sự phối hợp với Tổng cục thống kê trong việc xây dựng danh mục dịch vụ Ngân hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành.
Bên cạnh đó, cần cập nhật đầy đủ, kịp thời, thường xuyên các thông tin của doanh nghiệp một cách hiệu quả và chính xác nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động
của ngân hàng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, NHNN cũng cần tăng cuờng trang bị các phuơng tiện thông tin hiện đại cho trung tâm để có điều kiện thực hiện một cách thuận lợi hơn. Ngoài ra, NHNN cần có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thuờng xuyên các thông tin về tình hình du nợ của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng.
3.3.2.4. Tiếp tục triển khai, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng
NHNN cần tiếp tục thực hiện tốt vai trò là đại diện Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính quốc tế và đầu mối phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị, đàm phán, ký kết hợp các chuơng trình, hợp tác WB, ADB,... để tiếp tục tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác đa phuơng và song phuơng trong lĩnh vực Ngân hàng với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế. Từ đó, các Ngân hàng có điều kiện tham gia hội thảo, gặp gỡ các chuyên gia đến từ những Ngân hàng lớn từng thành công trong việc thực hiện các hoạt động tài trợ TMQT để học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, phuơng pháp tiếp cận khách hàng, phuơng thức nhận biết các cơ hội kinh doanh, cũng nhu những kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực hoạt động này.