Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 67 - 70)

Mặc dù đã đạt được những kết quả tốt trong hoạt động tài trợ TMQT, song bên cạnh những thành công đã đạt được thì hoạt động tài trợ TMQT tại Vietcombank vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cần phải được khắc phục để có thể phát triển hơn nữa hoạt động này.

2.3.2.1. Khó khăn trong triển khai sản phẩm mới cho toàn hệ thống

Xu thế chung trong hoạt động tài trợ thương mại hiện nay cho thấy rằng tỷ trọng phương thức thanh toán bằng L/C ngày càng giảm và tỷ trọng phương thức thanh toán chuyển tiền ngày càng tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc thu phí dịch vụ tài trợ TMQT sẽ giảm đi, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của ngân hàng. Để gia tăng thu nhập cho ngân hàng đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng ngày càng cung ứng đa dạng các sản phẩm tài trợ cho khách hàng. Đối với các chi nhánh áp dụng mô hình xử lý tập trung thì việc triển khai sản phẩm mới tương đối thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí vì công việc này được thực hiện chỉ qua Ban phát triển sản phẩm của ngân hàng. Ban này có nhiệm vụ chính là nghiên cứu sản phẩm mới, phụ trách đào tạo, triển khai sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình triển khai. Nhưng đối với các chi nhánh vẫn áp dụng mô hình xử lý phân tán thì việc đào tạo, tập huấn cho các cán bộ chuyên trách sẽ mất nhiều thời gian và chi phí vì mỗi chi nhánh như vậy sẽ hoạt động độc lập [1].

2.3.2.2. Khó khăn khi áp dụng đồng thời hai hệ thống công nghệ khác nhau và hai chế độ báo cáo khác nhau.

Vietcombank là ngân hàng duy nhất ở Viêt Nam thực hiện mô hình xử lý hỗn hợp. Trong quá trình thực hiện, ngân hàng gặp phải một số hạn chế nhất định. Một là,

với mô hình xử lý tập trung - mô hình của các ngân hàng hiện đại. Tức là áp dụng công nghệ mới, quản lý dữ liệu, xử lý tập trung và hình thành mạng lưới phân phối sản phẩm thông qua hệ thống các chi nhánh. Ở chi nhánh sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, thẩm định và cấp hạn mức cho khách hàng và chuyển hồ sơ cho trung tâm thanh toán theo đường Fax ký hiệu mật hoặc bằng chương trình Scan & Imagin. Trung tâm thực hiện việc phát hành thư tín dụng, đi điện, thanh toán, kiểm tra chứng từ và hoạch toán. Hai là, theo mô hình xử lý phân tán, từng chi nhánh sẽ đảm nhiệm các công việc từ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, lập tờ trình thẩm định, cấp hạn mức cho đến đi điện ra nước ngoài, thu phí... Hội sở chỉ giải quyết những vấn đề quan trọng, những bộ hồ sơ ngoài mức thẩm quyền của các chi nhánh hoặc những hỗ trợ cần thiết khác. Từ đó dẫn đến chất lượng xử lý chứng từ không đồng đều vì các hoạt động xử lý tại trung tâm đều do những cán bộ có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ thực hiện. Mà số lượng cán bộ đáp ứng được yêu cầu này ở các chi nhánh là chưa nhiều [18].

Bên cạnh đó, công tác báo cáo định kỳ cũng gặp nhiều khó khăn vì cùng một lúc tồn tại hai chế độ báo cáo, đòi hỏi các cán bộ tổng hợp số liệu ở trung tâm phải là những người có trình độ, kinh nghiệm và cần nhiều thời gian hơn để xử lý.

2.3.2.3. Quy trình về tài trợ TMQT tại Vietcombank còn nhiều bất cập

Mặc dù hiện nay, ngân hàng đã có tương đối đầy đủ các văn bản quy định về quy trình nghiệp vụ tài trợ TMQT tại ngân hàng và việc ban hành các quy định mới phù hợp với những nội dung cần sửa đổi của Chính phủ trong các nghiệp vụ tài trợ của mình. Tuy nhiên, do đây là các quy trình mới nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như quy trình nghiệp vụ bảo lãnh, đôi khi quy trình này mất rất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà, đặc biệt là với những bảo lãnh có giá trị thấp, thời hạn ngắn, gây lãng phí và giảm hiệu quả bảo lãnh. Mặt khác, quy trình bảo lãnh của Hội sở chính mới ban hành còn nhiều điểm không phù hợp với thực tế, thậm chí gây rủi ro cho quá trình tác nghiệp. Mẫu biểu còn nhiều sai sót, chưa có đủ mẫu biểu cho các loại nghiệp vụ và chưa có tất cả các loại mẫu biểu bằng Tiếng Anh tương ứng. Mẫu biểu hướng dẫn sử dụng dịch vụ bảo lãnh chưa được cập nhật trên website. Hay đối với việc phát hành các loại L/C đặc biệt, có lẽ do số lượng khách hàng có nhu cầu về những loại L/C

này còn chưa nhiều nên Ngân hàng chưa chú trọng đến công tác cung ứng dịch vụ này. Trên thực tế, việc thực hiện các loại L/C này diễn ra khá phức tạp nên một phần tốn kém thời gian cho cán bộ để tạo lên một L/C, mặt khác chúng đem lại rủi ro cao vì kinh nghiệm làm những L/C này ở Việt Nam chưa nhiều. Do đó, các cán bộ thường hướng đến cho khách hàng sử dụng những loại L/C thông thường cùng một số sản phẩm tài trợ đi kèm khác để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

2.3.2.4. Hoạt động tài trợ TMQT còn đơn điệu, phạm vi tài trợ chưa tương xứng

Đến nay, các hình thức tài trợ TMQT tại Vietcombank mới chỉ dừng lại ở các hình thức truyền thống như chuyển tiền, nhờ thu, phát hành, thanh toán, thông báo, sửa đổi L/C, phát hành bảo lãnh nhận hàng theo L/C, chuyển nhượng L/C, các hình thức chiết khấu... mà chưa có nhiều sản phẩm tài trợ TMQT mang tính mới mẻ, đột phá. Doanh số tài trợ TMQT phần lớn xuất phát từ tài trợ trên cơ sở phương thức tín dụng chứng từ, các hình thức còn lại thì doanh số nhỏ, hình thức chưa phong phú. Thu nhập từ hoạt động tài trợ TMQT cũng chủ yếu từ hoạt động tín dụng chứng từ. Trong khi đó phương thức bảo lãnh và bao thanh toán chưa được sử dụng phổ biến, chưa có quy trình làm việc cụ thể, trong khi dịch vụ thanh toán bằng hai phương thức này ở nước ngoài thường khá phát triển. Điều này sẽ có những ảnh hưởng nhất định và gây khó khăn đến tiến trình phát triển để đạt được mục tiêu chiến lược của Vietcombank, khi mà các hiệp định, cam kết quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài có hiệu lực trong những năm sắp tới.

Mặt khác, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ của ngân hàng đa số là các khách hàng truyền thống, phạm vi mở rộng ra các lĩnh vực ngành nghề khác nhau còn hạn chế. Hoạt động tài trợ tập trung chủ yếu hướng vào các doanh nghiệp lớn, đối với một số lĩnh vực cụ thể, trọng tâm theo những chính sách của Chính phủ. Chính vì vậy, phạm vi mở rộng quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hoạt động của ngân hàng.

2.3.2.5. Tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm

Mặc dù không phải thường xuyên nhưng đôi khi khối lượng giao dịch của hệ thống còn xuất hiện tình trạng quá tải tại Trung tâm Tài trợ thương mại. Điều này dẫn đến thời gian giao dịch không được như mong đợi, làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Thời gian kiểm tra và xử lý chứng từ ở Vietcombank còn chậm, trải qua nhiều khâu trung gian, tốn nhiều thời gian xử lý như: qua văn thư, phòng quan hệ khách hàng, phòng thanh toán quốc tế,. Để một thư tín dụng chính thức được phát hành ra

nước ngoài, phải trải qua nhiều khâu xem xét như xem xét cho vay (đối với thư tín dụng mở bằng vốn vay), mua ngoại tệ (đối với thư tín dụng ký quỹ), hay trình duyệt mở miễn ký quỹ (đối với thư tín dụng miễn ký quỹ hoặc những khách hàng lớn quen thuộc). Sau đó, phòng thanh toán quốc tế mở thư tín dụng: thư tín dụng này do kiểm soát viên mở rồi chuyển lên phụ trách phòng kiểm tra lại và duyệt điện, cuối cùng là lên trung tâm thanh toán để chuyển điện ra nước ngoài. Như vậy, chỉ cần một khâu ùn tắc, có vấn đề là thư tín dụng của khách hàng sẽ bị hủy bỏ hoặc phát hành chậm. Ví dụ điển hình, thời gian thực hiện một giao dịch L/C xuất khẩu thường kéo dài từ 4-5 ngày, đôi khi sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và uy tín, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng. Trong khi đó, tại các ngân hàng khác như Vietinbank, Oceanbank thực hiện một giao dịch L/C hàng xuất thường chỉ từ 2-3 ngày.

Công tác theo dõi khách hàng nước ngoài trả tiền còn chưa cập nhật và hoạch toán chậm, qua nhiều phòng ban liên quan, điều đó làm cho tốc độ thanh toán bị chậm lại, giảm hiệu quả kinh doanh của khách hàng và ngân hàng.

2.3.2.6. Hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức

Như đã biết, vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng. Thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Cũng giống như đa số các ngân hàng khác, hiện nay, hoạt động này ở Vietcombank mới chỉ dừng lại ở việc quảng cáo chung chung chứ chưa chú ý tới việc quảng cáo cho riêng sản phẩm của mình, đặc biệt là các sản phẩm về dịch vụ tài trợ TMQT. Điều này có thể giải thích là vì đặc trưng của marketing ngân hàng không giống như trong các ngành khác. Hơn nữa, với vị thế hiện có của mình, không thể phủ nhận rằng, Vietcombank có phần ỷ lại vào uy tín vốn có của mình dẫn tới việc không quyết lược trong các chiến lược marketing duy trì hình ảnh của mình [20]. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng trong nước và việc các ngân hàng quốc tế đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, thì Vietcombank cần ý thức hơn về việc quảng bá và phát triển hình ảnh của mình hơn nữa trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 67 - 70)