Các nghiệp vụ tài trợ TMQT của hệ thống chưa thực sự đa dạng và phong phú. Các sản phẩm dịch vụ đa phần giống với các ngân hàng thương mại khác mà chưa có sự khác biệt sâu sắc. Điều đó, làm cho các sản phẩm, dịch vụ không vượt trội và chiếm ưu thế trên thị trường. Để hoạt động tài trợ TMQT phát triển mạnh mẽ hơn nữa, hệ thống cần tiếp tục mở rộng các hình thức tài trợ TMQT, khai thác đồng đều các hình thức tài trợ. Đồng thời, nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm mới đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng.
- Xây dựng các quy trình tài trợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng
Quy trình nghiệp vụ tài trợ TMQT của hệ thống được xây dựng cho tất cả các khách hàng thuộc mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi đa dạng hóa các khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ gặp những vướng mắc vì quy trình nghiệp vụ không phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp. Để giảm chi phí và nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ TMQT, hệ thống cần xây dựng các quy trình nghiệp vụ để thích ứng được với từng đối tượng khách hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn về nguồn tài trợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quả của hoạt động tài trợ TMQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây, chương 3 của khóa luận đã đưa ra một hệ thống giải pháp và một số kiến nghị cụ thể nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Hy vọng rằng các biện pháp và kiến nghị trên đây có thể góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong tương lai.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội cho tất cả các nước mở rộng và phát triển các lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế nói riêng. Là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển, khi nước ta chính thức mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì đây được coi là một cơ hội to lớn giúp cho nền kinh tế nước ta có những bước nhảy vượt trội hơn nữa trong điều kiện tận dụng được những ưu điểm và thuận lợi, bên cạnh đó khắc phục được những điểm yếu và thách thức mà tiến trình đã đặt ra. Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động cung ứng và điều tiết hoạt động tài chính của nền kinh tế quốc dân, các hoạt động tài trợ TMQT đã và đang được các ngân hàng ngày càng chú trọng, phát huy và phát triển như một tất yếu khách quan.
Đóng vai trò là một trong bốn ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam, Vietcombank có nhiều tiềm lực để phát triển hoạt động tài trợ TMQT và đang nỗ lực không ngừng để đưa tới cho khách hàng những dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất. Trên cơ sở nhận thức được vai trò của hoạt động này, trong những năm qua mặc dù không tránh khỏi nhiều tồn tại như về cơ cấu tổ chức, về sản phẩm tài trợ,... song những thành công mà Vietcombank đãư đạt được trên cơ sở đóng góp chung vào toàn hệ thống ngân hàng là rất đáng được ghi nhận.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, xem xét kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước và với quan điểm đổi mới, tác giả lựa chọn đề tài iiPhdt triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Viêt Nam'” để làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tài trợ TMQT như: khái niệm, vai trò, các hình thức tài trợ TMQT, các điều kiện tài trợ TMQT,. Tập chung nghiên cứu về hoạt động tài trợ TMQT của NHTM.
Thứ hai, đề tài nêu lên xu hướng phát triển hoạt động tài trợ TMQT của các ngân hàng hàng đầu thế giới và chỉ ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn hoạt động tài trợ TMQT tại Vietcombank, tác giả đã trình bày những nội dung căn bản về thực trạng hoạt động tài trợ TMQT tại Ngân hàng. Đồng thời phân tích một cách cụ thể những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại và những nguyên nhân chính gây cản trở đến hoạt động tài trợ TMQT.
Thứ tư, dựa vào những nguyên nhân và định hướng phát triển hoạt động tài trợ TQMT tại Vietcombank đưa ra những giải pháp phát triển và kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm mục đích phát triển hoạt động này tại Vietcombank.
Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không thể tránh được những sai sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được ý kiến đánh giá, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để cho bài khóa luận được hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1] . TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, (2013), “Đề tài khoa học cấp học viện năm 2013: Cơ sở khoa học và thực tiễn về lựa chọn mô hình thanh toán trong thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ”.
[2] . Ngân hàng Hồng Kông & Thượng Hải, (1996), “Cẩm nang thanh toán quốc tế”,
NXB Khoa học xã hội.
[3] . Nguyễn Ngọc Lâm, (2009), “Thanh toán quốc tế không dùng tiền mặt: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ”, Tạp chí Ngân hàng số 19 năm 2009.
[4] . TS. Đặng Thị Nhàn, (2007), “Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và
Forfaiting trong tài trợ TMQT”, NXB Thống kê.
[5] . PGS.TS. Lê Văn Tề, (2009), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê. [6] . GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng",
NXB Thống kê.
[7] . GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2011), “Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế”, NXB Thống kê.
[8] . GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2011), “Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ Ngoại thương”, NXB Thống Kê.
[9] . Nguyễn Trọng Thủy, (2009), “Toàn tập UCP - Quy tắc & Thực hành Thống nhất Tín dụng chứng từ”, In lần thứ 8, NXB Thống kê.
[10] . Tập thể giáo viên bộ môn thanh toán quốc tế Học viện Ngân hàng, (2013), “Tài trợ thương mại quốc tế”, NXB Học viện Ngân hàng.
[11] . GS.TS. Lê Văn Tư, (2005), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính
[12] . Quy chế hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Viêt Nam
[13] . Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
[14] . Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh phòng bảo lãnh giai đoạn 2011-2013 [15] . NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2011-2013
[16] . Báo cáo tổng kết hoạt động TTQT cả năm của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, giai đoạn 2011-2013
II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài
[17] . Alasdair Watson, (1995), Finance of international Trade
III. Các Website
[21] . Vietcombank News, (2014), iiVietcombank khẳng định vai trò tiên phong”,
Vneconomy, truy cập 23/3/2014.
<doanhnhan.vneconomy.vn/20140321115541127P5C9917/vietcombank-khang-dinh- vai-tro-tien-phong. htm>
[22] . Công ty TNHH KPMG, (2013), “Khảo sát về Ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013”
<www.kpmg.com/VN/en/IssuesAndInsights/ArticlesPublications/Documents/Advisor
y/Vietnam%20Banking%20Survey%202013%20-%20VN.pdf>
[23] . Nguyễn Quang, (2014), iiNang cao năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng”,
Bizlive, truy cập 20/5/2014.
<bizlive.vn/ngan-hang/banking-vietnam-2014-nang-cao-nang-luc-quan-tri-rui-ro-cua- ngan-hang- 180033.html>