KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 32)

1.3.1. Tài trợ thương mại quốc tế ở Mỹ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ, hoạt động ngoại thương cũng

đã phát triển rất lớn mạnh trong thời gian qua. Để khuyến khích thúc đẩy kinh ngạch xuất

khẩu và tạo công ăn việc làm, Chính phủ Mỹ đã thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu (Ex

- Im Bank). Ngân hàng này đã cung cấp các dịch vụ như bảo lãnh cho các khoản vay vốn

lưu động của nhà xuất khẩu, đảm bảo việc hoàn trả các khoản vay hoặc cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay khi mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Ngân hàng XNK cũng cung

cấp bảo hiểm tín dụng qua đó giúp nhà xuất khẩu Mỹ chống lại những rủi ro không thanh

toán của người mua nước ngoài vì lý do chính trị hay thương mại.

Hoạt động của ngân hàng XNK không nhằm mục đích cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác mà chỉ tập trung vào những lĩnh vực nhiều rủi ro mà các ngân

hàng không hoạt động. Qua đó, ngân hàng XNK giúp các NXK Mỹ có một “sân chơi bình đẳng” tương tự như các cơ quan tín dụng xuất khẩu của các chính phủ khác. Đồng thời, cung cấp các khoản tín dụng cho các nhà nhập khẩu tư nhân hay tổ chức nước ngoài đáng tin cậy khi mà các khoản vay tư nhân không có.

1.3.2. Tài trợ thương mại quốc tế ở Hàn Quốc

Ngân hàng XNK Hàn Quốc - Eximbank Hàn Quốc (Korea Eximbank gọi là KEXIM) là một tổ chức tài chính của chính phủ Hàn Quốc, được thành lập vào 1/7/1976 theo luật về ngân hàng XNK Hàn Quốc với những mục tiêu hoạt động chủ yếu là: Phát triển kinh tế nội địa và tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu trên, ngân hàng thực hiện tài trợ cho các thương vụ XNK, các dự án đầu tư ở nước ngoài và tăng các tài nguyên thiên nhiên ngoài nước bằng cách cho vay, cấp bảo lãnh và các hình thức tài trợ tài chính khác.

Chương trình tín dụng xuất khẩu: KEXIM áp dụng cho giao dịch xuất khẩu loại hàng tư liệu sản xuất do Hàn Quốc chế tạo, bao gồm nhà máy, tàu biển, máy móc, thiết bị điện tử, ô tô, thiết bị y khoa,... Mọi XNK Hàn Quốc đều có thể được tài trợ bằng chương trình này.

Chương trình tín dụng dịch vụ kỹ thuật: KEXIM cấp tài trợ cho các doanh nghiệp kỹ thuật Hàn Quốc nhằm thúc đẩy việc bán ra nước ngoài các dịch vụ kỹ thuật. Những dịch vụ này được chấp nhận tài trợ bao gồm: bí quyết kỹ thuật, nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, kỹ thuật giám sát trong việc lắp đặt và vận hành nhà máy, công trình xây dựng ở nước ngoài.

Chương trình tái tài trợ của Eximbank Hàn Quốc: Theo chương trình này, KEXIM sẽ cấp tín dụng trung dài hạn cho các ngân hàng nước ngoài có uy tín, các ngân hàng này sẽ dùng nguồn tài trợ này để cấp tín dụng các khoản cho vay trung dài hạn cho người mua nước ngoài để mua tư liệu sản xuất của Hàn Quốc. Danh sách các loại mặt hàng đủ điều kiện chuẩn nhận tài trợ do KEXIM công bố trước.

1.3.3. Tài trợ thương mại quốc tế ở Trung Quốc

Ngân hàng XNK Trung Quốc (The Export - Import Bank of China gọi là Eximbank Trung Quốc) được thành lập ngày 26/4/1999 và đi vào hoạt động từ 1/7/1999

theo quyết định của Hội đồng nhà nước. Là một tổ chức tài chính chính sách chịu sự quản

lý trực tiếp của Hội đồng Nhà nước, Eximbank Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc độc lập, bảo toàn nguồn vốn và được quản lý như một tổ chức kinh doanh.

Nhiệm vụ chính của Eximbank Trung Quốc là thực hiện chính sách công nghiệp,

ngoại thương, tài chính của Nhà nước, thúc đẩy các sản phẩm cơ khí, điện tử, thiết bị đồng

bộ và các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ mới của Trung Quốc, tăng cường hợp tác

công nghệ kinh tế và thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính với nước ngoài.

Eximbank Trung Quốc thuộc sở hữu duy nhất của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bộ tài chính cấp vốn điều lệ cho Eximbank Trung Quốc là 3,38 tỷ NDT.

Eximbank Trung Quốc hoạt động trên phạm vi toàn thế giới, đã xây dựng được nhiều mối kinh doanh với các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Các nghiệp vụ chính của Eximbank Trung Quốc là: Tín dụng xuất khẩu cho nhà nhập khẩu, tín dụng cho nhà xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, mua bán giấy tờ có giá.

1.3.4. Bài học tài trợ thương mại quốc tế cho ngân hàng thương mại Việt Nam

Qua hoạt động tài trợ TMQT của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,... chúng ta có thể nhận thấy rằng các nước có vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nhưng các nước này đều coi tài trợ TMQT có tầm chiến lược để khai thác đến mức tối ưu lợi thế so sánh của mình cho sự phát triển nguồn nội lực của đất nước và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập. Hệ thống NHTM giữ vai trò trọng yếu trong chiến lược tài trợ TMQT của các quốc gia này. Các hoạt động tài trợ đó bao gồm:

(1) Hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu:

• Cho vay vốn đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu mới nhằm tăng thêm lượng hàng và mặt hàng xuất khẩu, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu.

• Cho các dự án cải tạo, nâng cấp hiện đại hóa công nghệ sản xuất nhằm giảm giá thành, tăng giá trị, chất lượng và số lượng hàng xuất khẩu.

(2) Hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu:

• Cho vay các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu như mua nguyên, nhiên vật liệu, vận chuyển, thu mua.

• Cho vay thanh toán dưới hình thức chiết khấu chứng từ, đáp ứng nhu cầu cho chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo trong khi nhà sản xuất đã giao hàng nhưng chưa thu được tiền.

(3) Bảo lãnh cho hoạt động xuất khẩu:

Hoạt động bảo lãnh gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn tín dụng ngân hàng, bảo lãnh thanh toán ứng truớc,...

(4) Tín dụng dài hạn và bảo hiểm cho việc xuất khẩu:

Hoạt động tín dụng dài hạn và bảo hiểm cho việc xuất khẩu liên quan đến tu liệu sản xuất, tài trợ xuất khẩu cho các nhà sản xuất hàng xuất nhỏ và mới thành lập.

Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị truờng, trong đó có hệ thống các chính sách tài chính - tín dụng. Những kinh nghiệm từ hoạt động tài trợ thuơng mại quốc tế của các nuớc trên thế giới và khu vực cần đuợc vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nuớc ta.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bằng những lý luận cơ bản về hoạt động tài trợ TMQT đang đuợc thực hiện tại các ngân hàng thuơng mại hiện nay, chuơng 1 đã phần nào cho chúng ta thấy một bức tranh tổng quan về nội dung vấn đề đuợc nghiên cứu trong khóa luận. Đây chính là cơ sở lý thuyết tạo tiền đề cho việc đi sâu tìm hiểu để phân tích thực trạng quá trình triển khai hoạt động tài trợ TMQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam đang diễn ra nhu thế nào, ngân hàng gặp phải những khó khăn, thuận lợi gì và hiệu quả thực hiện ra sao? Để giải quyết câu hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu về Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam và thực trạng triển khai hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng tập trung ở chuơng 2 của bài khóa luận.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgoại thương Việt Nam Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử. Hiện Vietcombank đang là một trong những ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu, chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như: cho vay 10%, tiền gửi 12%, thanh toán quốc tế 23%, thanh toán thẻ 55%,...

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,... đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng [21].

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị truờng, Vietcombank hiện có gần 14000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nuớc, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 79 chi nhánh và hơn 330 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nuớc ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 2000 máy ATM và trên 43500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn đuợc hỗ trợ bởi mạng luới hơn 1700 ngân hàng đại lý tại trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi truờng kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao. Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.

Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục đuợc các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng ngân hàng phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu sớm đua Vietcombank trở thành ngân hàng có quy mô, năng lực quản trị, phạm vi hoạt động và tầm ảnh huởng trong khu vực và quốc tế trong thời gian tới.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Với những ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhu Vietcombank thì việc xây dựng một bộ máy quản lý, hoạt động khoa học, hiệu quả là một điều vô cùng cần thiết. Đây đuợc coi là yếu tố tác động truớc nhất đến khả năng hoạt động, quy mô và chất luợng các dịch vụ của ngân hàng. Duới đây là sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức và quản lý các khối, phòng ban của Vietcombank:

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng thu nhập 14871 15081 15507

Tổng chi phí 5700 6031 6244

Lợi nhuận trước trích DPRR 9171 9050 9263

Lợi nhuận sau trích DPRR 5697 5764 5743

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VÀ MẠNG LƯỚI CÁC CHI NHÁNH

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh.

Có thể nói từ 2008 đến nay, nền kinh tế trong nước và thế giới còn gặp nhiều khó khăn, với những biến động phức tạp, đặc biệt trong thị trường tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, Vietcombank đã nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị và kinh doanh: hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả, hội nhập nền kinh tế tài chính quốc tế đồng thời phát huy vai trò của một NHTM chủ lực của nền kinh tế, tích cực trong việc đi đầu và thực hiện chủ chương, chính sách lớn của Chính phủ. Điều này được thể hiện khá rõ ràng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong nhưng năm gần đây.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank

Dự nợ ngắn hạn 123312 149537 177870

Dư nợ trung và dài hạn 86106 91626 100487

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Vietcombank năm 2011, 2012 và 2013)

Qua bảng tổng hợp có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh trong vòng 3 năm gần đây của Vietcombank khá khả quan. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt 5764 tỷ đồng tăng 1.2% so với năm 2011. Cho dù lợi nhuận trước thuế có tăng so với năm 2011 tuy nhiên được biết, con số này vẫn chưa đạt mức mục tiêu ngân hàng đã đề ra trong đầu năm 2012 (6550 tỷ đồng), điều này có thể do vấp phải những vấn đề của nền kinh tế khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến tốc độ tín dụng tăng trưởng chậm trong những tháng đầu năm làm cho lãi thuần giảm mạnh và ảnh hưởng phần nào đó đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sang năm 2013, mặc dù Vietcombank đã tích cực đi đầu trong việc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đồng thời chú trọng trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động thì ngân hàng vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh tương đối ổn định. Lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro đạt 5743 tỷ đồng, đạt 90.03% kế hoạch sau khi trích 3520 tỷ đồng dự phòng. Mức này giảm nhẹ so với năm 2012. Được biết, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí hoạt động tăng 3.8%. Tuy nhiên, đây là những nỗ lực đáng khích lệ của Vietcombank trong công cuộc phấn đấu để vượt qua những thăng trầm của nền kinh tế [15].

2.1.4. Hoạt động huy động vốn

Trong suốt giai đoạn 2011-2013, Vietcombank luôn đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao, đặc biệt là trong 2 năm 2012-2013. Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 338008 tỷ đồng tăng 9479 tỷ đồng tương đương với 2,89% so với năm 2011. Mức gia tăng này chủ yếu là do sự tăng lên từ nguồn vốn trong nền kinh tế, điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín, thương hiệu của ngân hàng ngày một nhiều hơn, cũng như hướng đi đúng đắn của Vietcombank nhằm duy trì nguồn vốn ổn định, bền vững. Đặc biệt, sang năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 378306 tỷ đồng, tăng 40298 tỷ đồng tương ứng với 11.9% so với năm 2012.

Biểu đồ 2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn của VCB giai đoạn 2011 - 2013

■Vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 32)

w