Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 41 - 56)

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Bảng 2.3. Tình hình mua bán ngoại tệ của VCB giai đoạn 2011-2013

nhiều khó khăn, Vietcombank vẫn duy trì được doanh số mua bán ngoại tệ ở mức xấp xỉ 34.5 tỷ USD giảm gần 2% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu tỷ giá giao động tối đa không quá 3%. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank chỉ đạt 24.1 tỷ USD giảm hơn 30% so với năm 2011. Đến năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức từ bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ song kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2013 của Vietcombank đạt có sự biến chuyển tốt hơn. Bằng việc luôn bám sát diễn biến tình hình biến động tỷ giá, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kết thúc năm 2013, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 26.3 tỷ USD, tăng 9.1% so với năm 2012.

Dù TTQT không phải là một lĩnh vực kinh doanh truyền thống nhưng đây lại là một trong những dịch vụ sinh lợi rất lớn của ngân hàng.

Biểu đồ 2.2. Doanh số hoạt động TTQT của Vietcombank giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Vietcombank năm 2011, 2012 và 2013)

Tốc độ tăng trưởng của doanh số thanh toán XNK của Vietcombank khá đều qua mỗi năm. Năm 2012, tổng doanh số thanh toán XNK đạt 38840 triệu USD tăng 40 triệu USD, tương ứng với mức tăng nhẹ 0.1% so với năm 2011 và Vietcombank trở thành ngân hàng nắm giữ thị phần 17% tổng kinh ngạch XNK của cả nước. Trong đó, thanh toán nhập khẩu bị giảm sút 2306.3 triệu USD, tương đương với 9.6% trong khi thanh toán xuất khẩu tăng một mức ấn tượng 2346.3 triệu USD, tương đương với 15.9%. Điều này có thể giải thích một phần do tình hình xuất nhập khẩu năm 2012 có sự phát triển đột biến đó là năm xuất siêu đầu tiên trong khoảng thời gian từ năm 1993 trở lại đây. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không đủ để duy trì trong thị phần của Vietcombank so với năm 2011. Đến năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức từ bối cảnh nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh, kết quả hoạt động thanh toán XNK của Vietcombank vẫn rất khả quan. Doanh số thanh toán XNK năm 2013 đạt 41600 triệu USD, tăng 7.1% so với năm 2012 trong đó bao gồm sự gia tăng của cả doanh số xuất khẩu và doanh số nhập khẩu. Vietcombank chiếm gần 15.8% thị phần XNK của cả nước. Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí là ngân hàng có doanh số và thị phần thanh toán XNK lớn nhất cả nước [16].

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ TMQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý, đảm bảo lợi ích, giảm rủi ro cho các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng. Với đặc thù liên quan tới thị trường thương mại, tài chính của nhiều quốc gia, hoạt động tài trợ TMQT của Vietcombank chịu sự điều chỉnh của cả nguồn luật trong nước và nguồn luật quốc tế.

Dưới đây là các nguồn luật điều chỉnh hoạt động tài trợ TMQT của các NHTM Việt Nam.

2.2.1.1. Nguồn luật trong nước

- Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 (Luật Ngân hàng Nhà nước 2010) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (Luật các tổ chức tín dụng 2010) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.

- Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 13/13/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 thông qua ngày 13/12/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2006; Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.

- Nghị định 161/2006/NĐ-CP về quy định thanh toán bằng tiền mặt.

- Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

- Quyết định 2635/2008/QĐ-NHNN ngày 06/11/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

- Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/07/2008 ban hành quy chế đại lý đổi ngoại tệ.

- Thông tư số 03/2008 TT-NHNN ngày 11/04/2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.

- Quyết định số 30/2006/QĐ - NHNN ngày 11/07/2006 ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc.

- Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 25/03/2002 ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Công văn 9699/NHNN - QLNH huớng dẫn hoạt động đại lý đổi ngoại tệ.

- Công văn 405/NHNN-QLNH ngày 23/01/2006 của vụ quản lý ngoại hối - NHNN về một số yêu cầu khi mở L/C trả ngay.

- Nghị quyết số 75/2001/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp

chủ yếu tập chung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội. - Thông tu 15/2011/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/09/2011 quy định về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh.

- Quyết định số 40/QĐ NHNT.THTT ban hành ngày 28/01/2008 của Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam về quy trình thanh toán xuất nhập khẩu theo hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ.

- Các văn bản nội bộ của Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Ngoại thuơng Việt Nam điều chỉnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.

2.2.1.2. Nguồn luật quốc tế, các công ước, hiệp định quốc tế

Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Vietcombank còn chịu sự điều chỉnh của các thông lệ, tập quán thuơng mại quốc tế đuợc các quốc gia trên thế giới sử dụng rộng rãi:

- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 do Phòng thuơng mại quốc tế ICC ban hành.

- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thu tín dụng phát hành số 681 (ISBP 681)

- Quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522. - Quy tắc thống nhất về hoàn trả URR 525.

- Các điều kiện thuơng mại quốc tế Incoterm 2000, Incoterm 2010.

- Công uớc Geneve 1930 về Luật thống nhất hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange ULB 1930).

- Công uớc Liên Hợp Quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory Note- UN Convention 1980).

- Các nguồn luật và công uớc quốc tế về vận tải và bảo hiểm.

- Quy tắc bảo lãnh hợp đồng URCG, có hiệu lực từ năm 1978, số xuất bản 325. - Bản quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG có hiệu lực từ tháng 4/1992, số xuất bản số 458 của ICC.

Năm Thông báo Thanh toán Số món Số tiền (triệu USD) Số món Số tiền (Triệu USD) 2011 3572 1598.7 3462 1453.8 2012 2681 1037.8 2704 1135.4 2013 2778 1148.5 2886 1193.1

- Các hiệp định song phương về ngân hàng được ký kết thành công với Chính phủ, ngân hàng trung ương, các tổ chức song phương trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Đông Âu, Bắc Mỹ...

2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.2.1. Quy mô hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

Biểu đồ 2.3. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ TMQT của Vietcombank

(Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT tại Vietcombank năm 2011, 2012 và 2013)

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ TMQT của ngân hàng giao động ở mức trên150000 khách hàng mỗi năm. Cùng với sự gia tăng của doanh số tài trợ XNK, số lượng khách hàng trong 3 năm 2011-2013 cũng liên tục tăng. Năm 2011, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ TMQT của ngân hàng là 161954 khách hàng. Năm 2012, với sự tăng lên của doanh số XNK, số lượng khách hàng tăng lên đáng kể đạt 172821 khách hàng, tăng 10867 khách hàng, tương ứng với 6.7% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, với sự tăng lên của doanh số XNK lên tới 7.1%, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ của ngân hàng đạt 193642 người, tăng 20821 số lượng khách sử dụng, tương ứng tăng hơn 12% so với năm 2012 Những con số này đã thể hiện Vietcombank vẫn đang giữ vững được phong độ với khách hàng, ngày càng củng cố niềm tin và đạt được sự tín nhiệm của các khách hàng không chỉ là các khách hàng quen thuộc đã giao dịch nhiều lần với ngân hàng mà còn là các khách hàng mới, tiềm năng; không chỉ đối với các khách hàng trong nước mà còn cả các khách hàng và đối tác nước ngoài.

2.2.2.2. Tài trợ thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ a. Tài trợ bằng L/C xuất khẩu

Bảng 2.4. Doanh số tài trợ bằng L/C xuất khẩu tại Vietcombank giai đoạn

(triệu USD) (Triệu USD)

2011 25067 11280.3 24327 10217.4

2012 19489 7834.9 20398 7727.5

2013 21923 8067.4 22087 8201.6

(Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT tại Vietcombank năm 2011, 2012 và 2013)

Tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank là phương thức tài trợ rất thường xuyên và chiếm chủ yếu về số lượng các giao dịch cũng như doanh số hoạt động trong tổng doanh số tài trợ tại Vietcombank. Đồng thời, đây cũng là phương thức tài trợ quyết định phần lớn đến hiệu quả của hoạt động này. Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, dịch vụ thanh toán L/C xuất khẩu của Vietcombank có mức tăng trưởng thấp qua các năm gần đây. Đặc biệt, sự sụt giảm năm 2012 cho thấy bối cảnh của một nền kinh tế chưa thực sự khởi sắc. Liên quan đến sự sụt giảm về doanh số và số món thông báo, thanh toán L/C, cụ thể, năm 2012, doanh số thanh toán chỉ đạt 1135.4 triệu USD, giảm hơn 318 triệu USD, tương ứng với 21.9% so với năm 2011; số món giảm đáng kể (758 món). Cùng với sự sụt giảm của doanh số thanh toán L/C, năm 2012, doanh số thông báo L/C chỉ đạt 1037.8 triệu USD, giảm 560.9 triệu USD, tương ứng với giảm hơn 35% so với năm 2011. Điều này cho thấy, Ngân hàng vẫn duy trì lượng khách hàng truyền thống nhưng những khách hàng này có thiên hướng giảm sử dụng loại phương thức thanh toán bằng L/C. Mức giảm đáng kể này xuất phát từ tình hình kinh tế khó khăn, do sự tăng trưởng chậm của thanh toán xuất khẩu trong những năm gần đây và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Đến năm 2013, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đã tăng nhẹ trở lại đạt 1193.1 triệu USD, tăng 57.7 triệu USD, tương đương với tăng 5.08% so với năm 2012. Bên cạnh đó, năm 2013 doanh số thông báo L/C đã có sự khởi sắc khi ở mức 1148.5 triệu USD, tăng 110.7 triệu USD, tương ứng với tỷ lệ là

10.67% so với năm trước. Với mức tăng này, có thể thấy, ngày nay, với những đối tác làm ăn khá tin cậy từ những quốc gia lớn, thì các doanh nghiệp xuất khẩu Viêt Nam thường muốn lựa chọn phương thức chuyển tiền nhằm đạt được chi phí thấp, đơn giản mà vẫn đảm bảo được thanh toán thay vì sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C như trước đây.

b. Tài trợ bằng L/C nhập khẩu

Bảng 2.5. Doanh số tài trợ bằng L/C nhập khẩu tại Vietcombank giai đoạn

(triệu USD) (Triệu USD)

2011 4306 502.4 3156 368.2

2012 3913 506.9 3085 371.6

2013 4398 569.8 3263 380.7

(Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT tại Vietcombank năm 2011, 2012 và 2013)

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, hoạt động tài trợ nhập khẩu bao gồm phát hành và thanh toán L/C tại Vietcombank đang bước vào thời kỳ khó khăn trong giai đoạn 2011-2013. Một phần do sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về ngoại tệ, chính sách lãi suất cạnh tranh và phí thấp; mặt khác là do tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu giảm khiến cho doanh số thanh toán theo phương thức L/C cũng cùng theo xu hướng đó. So với mức tăng trưởng của doanh số và số món L/C xuất khẩu, thì mức tăng trưởng của doanh số và số món L/C nhập khẩu có diễn biến tương tự. Năm 2012, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu chỉ đạt 7727.5 triệu USD giảm 2489.9 triệu USD, tương ứng với giảm 24.4% so với năm 2011. Cùng với đó, số món thanh toán L/C cũng giảm 3929 món, tương ứng 16.15%. Doanh số phát hành L/C cũng giảm đi không ít ( giảm 3445.4 triệu USD) và giảm đi 5578 món so với năm 2011 khi chỉ đạt số tiền là 7834.9 triệu USD, tương đương với 19489 món. Đến năm 2013, doanh số tài trợ bằng L/C nhập khẩu đã có sự tăng trưởng trở lại tuy không nhiều: doanh số thanh toán L/C đạt 8201.6 triệu USD, tăng nhẹ 474.1 triệu USD; doanh số phát hành L/C đạt 8067.4 triệu USD, (tăng ít hơn so với doanh số thanh toán L/C) cụ thể là tăng 232.5 triệu USD so với năm 2012. Bên cạnh đó số món thanh toán và phát hành L/C cũng tăng lên đáng kể. Có thể thấy, tại Vietcombank xét trong tổng tỷ trọng thanh toán XNK theo L/C thì thanh toán L/C nhập khẩu chiếm ưu thế hơn so với L/C xuất khẩu. Điều này cho thấy Ngân hàng tập trung hơn vào lĩnh vực thanh toán L/C hàng nhập.

Bảng số liệu còn cung cấp một cái nhìn tuơng quan giữa kinh ngạch thanh toán L/C nhập khẩu so với tổng doanh số thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng. Nhìn chung, phuơng thức thanh toán L/C đang có xu huớng kém đuợc ua chuộng hơn trong những năm gần đây và đang dần bị thay thế. Điều này có thể giải thích là do truớc đây, khi các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, phía nuớc ngoài thuờng không tin tuởng vào khả năng thanh toán của họ nên yêu cầu thanh toán bằng L/C để ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng, tăng sự an toàn cho phía nuớc ngoài. Nhung trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng đuợc uy tín với các doanh nghiệp nuớc ngoài do vậy có sự chuyển dần sang sử dụng phuơng thức thanh toán chuyển tiền để tiết kiệm đuợc thời gian và chi phí.

2.2.2.3. Tài trợ thông qua phương thức thanh toán nhờ nhờ thu

thu tại Vietcombank chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số tài trợ XNK và có mức tăng truởng tuơng đối ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2012, doanh số hoạt động nhờ thu xuất khẩu đạt 371.6 triệu USD, tăng 3.4 triệu USD, tuơng ứng với 0.92% so với năm 2011; số món nhờ thu đến là 3085 món, giảm nhẹ là 71 món. Đến năm 2013, doanh số nhờ thu xuất khẩu đạt 380.7 triệu USD và 3263 món, tạo ra một sự tăng truởng nhẹ là 9.1 triệu USD tuơng ứng với 2.4% về doanh số và tăng lên 178 món tuơng ứng với 5.8% so với năm 2012.

Cùng với hoạt động nhờ thu xuất khẩu, năm 2012 doanh số nhờ thu nhập khẩu đạt 506.9 triệu USD và 3913 món. Luợng chứng từ nhờ thu có giảm 393 món so với năm 2011 nhung tổng giá trị nhờ thu lại tăng lên do trị giá của các món nhờ thu tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w