Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển-Ch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 86 - 90)

4.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chinhánh Vĩnh Phúc nhánh Vĩnh Phúc

• về mục tiêu và định hướng của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam

Tại Nghi quyết liên tỉnh của ngân hàng BIDV đã được Thường vụ Đảng ủy - Hội quản trị BIDV thông qua ngày 07/08/2015 số 5960/LT-BIDV về định hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030. BIDV đã đưa ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong từng mảng hoạt động của BIDV nói chung. Trong đó, mục tiêu đối với hoạt động Ngân hàng Thương mại gồm các điểm chính sau đây:

Thứ nhất: Phát huy vai trò là Ngân hàng TMCP có sở hữu lớn của Nhà nước,

giữ vững vị thế là Ngân hàng có quy mô, chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu Việt Nam; là Ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm của quốc gia, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông, đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm không thấp hơn 10%

Thứ hai: Kiên định, quyết tâm phấn đấu trở thành Ngân hàng thương mại hiện

đại hàng đầu Việt Nam về thị phần huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, bán lẻ và nằm trong Top 3 Ngân hàng dẫn đầu thị trường về sự hài lòng của khách hàng được đo lường bởi một tổ chức độc lập, có uy tín.

Thứ ba: Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính Ngân

hàng khu vực và quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, áp dụng và vận hành các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong kinh doanh Ngân hàng hiện đại, đặc biệt chú trọng tăng cường năng lực tài chính. Phan đấu là Ngân hàng có thứ hạng khá trong khu vực và thế giới về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Đến năm 2020, nằm trong Top 25 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, Top 150 Ngân hàng lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương và Top 400 Ngân hàng lớn nhất thế giới; cải thiện nâng bậc định hạng tín nhiệm theo đánh giá của các To chức định hạng quốc tế.

Thứ tư: Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, báo cáo Chính phủ chấp thuận đến năm

2020 có kế hoạch giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống còn thấp hơn 51%; thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế có uy tín. Duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đáp ứng thông lệ quốc tế; nâng cao năng lực quản trị rủi ro, áp dụng đầy đủ quy định của Basel 2 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (năm 2018).

Thứ năm: Là Ngân hàng đứng đầu Việt Nam và hàng đầu của Đông Nam Á về

mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đem lại tiện ích, dịch vụ tốt nhất, hài lòng nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế.

Thứ sáu: Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán

chéo sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và bảo hiểm, tạo lập và phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bảo hiểm khép kín; phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng - bảo hiểm có hàm lượng công nghệ cao tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh được thị trường ưa thích sử dụng.

Thứ bảy: Hoàn thiện mô thức quản trị Ngân hàng tuân thủ luật pháp, hoạt động

theo thông lệ, minh bạch, công khai và hiệu quả. Kiên định mục tiêu chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại Hội sở chính và điều hành hoạt động kinh doanh theo chiều dọc của mô hình Ngân hàng hiện đại, tiên tiến. Ngân cao hiệu quả kinh

doanh và năng suất lao động. Đảm bảo trích dự phòng rủi ro theo quy định; tỷ lệ chi phí

hoạt động thu nhập hoạt động hàng năm không vượt quá 40%; phấn đấu nâng cao năng suất lao động (lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người) mỗi năm tăng > 10%.

Thứ tám: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các kênh phân phối truyền

thống gồm các chi nhánh, các phòng giao dịch, các công ty con, công ty liên kết, đồng thời đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đị như Internet Bankinhg, Mobile Banking, Contract Center, ATM, POS ... Tích cực phát triển, mở rộng kênh phân phối, hiện diện thương mại tại các thị trường trong khu vực và trên thế giới.

Thứ chỉn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tiêu

chuẩn và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động Ngân hàng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Tiếp tục cải thiện môi trường làm việc từ tổ chức chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao so với thị trường.

Tên chỉ tiêu KH 2017 KH 2018 TT BQ

Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3,050.00 3,315.00 11.68%

Thứ mười: Thương hiệu BIDV được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong

nước và quốc tế là thương hiệu Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, được tổ chức, cá nhân tín nhiệm lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính Ngân hàng.

về mục tiêu và định hướng của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển — Chi nhánh Vĩnh Phúc

Ngân hàng BIDV hướng tới mô hình kinh doanh đa năng, gồm ngân hàng bán lẻ và ngân hàng bán buôn. Đây là một biến đổi lớn về chính sách, đường lối kinh doanh của BIDV, bởi chính sách đầu tư của BIDV trước đây là tập trung tăng trưởng về tín dụng (chủ yếu tín dụng doanh nghiệp, còn tín cá nhân hầu như không quan tâm cao), lợi nhuận của BIDV chủ yếu dựa vào hoạt động cấp tín dụng, phí thu từ dịch vụ mang lại chiếm tỷ lệ không cao. Chi nhánh Vĩnh Phúc là một phần trong hệ thống của ngân hàng BIDV nên sẽ tiếp thu những chính sách, mục tiêu phương hướng mà bộ máy đầu não đã đề ra như trên. Cụ thể là:

+ Xây dựng hệ thống ngân hàng bán buôn và bán lẻ, thực hiện điều động nhân sự công tác các vị trí phù hợp với mỗi người. Tái cơ cấu lại bộ phận lãnh đạo quản lý công việc mới có hiệu quả hơn,...

+ Thi trường bán lẻ tín dụng mà BIDV Vĩnh Phúc tiến đến chứa đầy cơ hội phát triển về dịch vụ tín dụng và phi tín dụng. Do chất lượng cuộc sống của người dân hiện nay ngày càng cao, nhu cầu sống đa dạng, người dân đã có thói quen mở tài khoản và chi tiêu mua sắm tăng cao, dẫn đến nhu cầu vay mượn cao. Mục tiêu phát triển ngân hàng bán lẻ hiện nay trở thành một thị trường béo bở của các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng cổ phần. Hiện nay, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh cũng đã nhắm vào thị trường bán lẻ ở Việt Nam đầu tư phát triển (như Standard Chartered Việt Nam, HSBC, ANZ, VIPBank, ...).

+ Đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại nhằm hỗ trợ cho công tác tín dụng và phi tín dụng một cách hiệu quả, phục vụ khách hàng nhanh chóng và chính xác, tạo vị trí cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn.

+ Mở các khóa học đào tạo các cán bộ (chủ yếu các bộ phận giao dịch dịch vụ với khách hàng và cán bộ tín dụng), nhằm nâng cao kinh nghiệm, kiến thức tiên tiến cho cán bộ công nhân viên có thể bắt kịp sự phát triển của thời đại.

+ Bám sát mục tiêu, định hướng của nghành, của địa phương để xây dựng và thực hiện tốt nhất kế hoạch 2016-2018. Giữ vững nề nếp, kỷ cương, kỷ luật làm việc, chú trọng kiểm soát an toàn hoạt động, đồng thời tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế trên địa bàn để tăng quy mô, chuyển dịch cơ cấu phù hợp với điều kiện thực tế, an toàn hiệu quả. Đặc biệt chú trọng nâng cao công tác chăm sóc khách hàng và phát triển mới để duy trì và thiết lập nền khách hàng có chất lượng và gắn bó; quan tâm phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phấn đấu giữ vững là một trong những ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, vị thế trong hệ thống và trên địa bàn. Phan đấu đến năm 2018 sẽ đạt chi nhánh cap I theo chỉ tiêu xếp hạng của hệ thống.

Thi phần tín dụng 7.50% 7.50% 0.00%

Tỷ trọng dư nợ bán lẻ 36.07% 34.69% 0.23%

+ Phấn đấu đưa các Phòng giao dịch tăng trưởng tín dụng bán lẻ trong đó đẩy mạnh bán lẻ tiêu dùng cá nhân để tăng thu phí dịch vụ, tăng lợi nhuận và đưa các phòng xếp hạng 2 trở lên (trong đó 50% số phòng xếp hạng 1). Mà trong chỉ tiêu đánh giá thì chỉ tiêu tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w