Phân loại dịch vụ tài chính cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 26 - 30)

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định: trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, trung gian thanh toán,... Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các sản phẩm tài chính để kiếm lời. Do vậy, dù đối tượng khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp thì ngân hàng đều cung cấp một danh mục dịch vụ tài chính tổng hợp với ba loại hình chủ yếu là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và làm dịch vụ thanh toán. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho KHCN ngày càng đa dạng bao gồm:

1.2.3.1. Dịch vụ huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động truyền thống của NHTM, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Huy động vốn từ KHCN được thực hiện qua các hình thức:

Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền gửi của khách hàng không phải vì mục đích

hưởng lãi mà để sử dụng các dịch vụ thanh toán và hưởng các tiện ích khác có liên quan đến loại tiền gửi này của ngân hàng. Bởi vậy đây là loại tiền gửi có lãi suất thấp. Khi khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng hình thành từ hai nguồn: từ việc khách hàng nộp tiền và việc khách hàng nhận tiền gửi từ các đơn vị khác.

Tiền gửi tiết kiệm: Các KHCN khi có khoản tiền nhàn rỗi tạm thời , chưa có nhu

cầu sử dụng có thể đem gửi tiết kiệm tại ngân hàng, vừa đảm bảo an toàn lại được hưởng lãi suất. Tiền gửi tiết kiệm gồm được phân thành tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Thông thường, thời gian gửi càng dài thì lãi suất được hưởng càng cao. Khách hàng có thể nhận lãi suất trước, định kỳ hàng tháng hoặc khi đến hạn hợp đồng tiền gửi, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và thỏa thuận với ngân hàng. Thực tế, KHCN thường lựa chọn gửi tiền có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao. Trong trường hợp phát sinh nhu cầu đột xuất, khách hàng có thể rút trước hạn và nhận lãi suất không kỳ hạn (lãi suất thấp hơn) hoặc cầm cố chính sổ tiết kiệm đó để vay vốn tại ngân hàng.

1.2.3.2. Dịch vụ tín dụng

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của các cá nhân vô cùng lớn. Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần. Những nhu cầu đó ngày càng cao hơn bắt đầu từ những hàng hóa thiết yếu rồi đến những hàng hóa xa xỉ hơn cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thỏa mãn nhu cầu đó lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai nên họ cần thời gian tích lũy để chi trả cho những nhu cầu đó. Đồng thời quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình cần những nguồn vốn tại những thời điểm khác nhau để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh. Như vậy, nhu cầu tín dụng của KHCN gồm hai nhu cầu cơ bản: Thứ nhất là nhu cầu tín dụng để phục vụ mục đích tiêu dùng như mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà cửa; nhu cầu mua sắm tiện nghi, nhu cầu chi tiêu hàng ngày, chi phí đào tạo, giáo dục, y tế. Thứ hai, nhu cầu để đáp ứng cho mục đích sản xuất kinh doanh như bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất

kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhu cầu bảo lãnh trong hoạt động mua bán. Với hai nhu cầu cơ bản trên, các sản phẩm tín dụng cho KHCN bao gồm:

Cho vay tiêu dùng: Sản phẩm thông dụng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong dư nợ cho vay đối với KHCN là cho vay mua xe ô tô trả góp và cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Một hình thức cho vay khác cũng nhằm mục đích tiêu dùng đó là cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng: mỗi chủ thẻ tín dụng được cấp một hạn mức nhất định căn cứ vào mức độ tín nhiệm và năng lực tài chính, khả năng đảm bảo chi trả của chủ thẻ. Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên việc tổng hợp các thông tin khác nhau như thu nhập, tình hình chi tiêu, mối quan hệ, địa vị xã hội. Tuy nhiên, lãi suất của dịch vụ khá cao.

Cho vay sản xuất kinh doanh: Một số sản phẩm phổ biến có thể kể đến vay vốn

ngắn hạn để thanh toán tiền hàng cho đối tác hoặc tiền lương cho nhân viên

1.2.3.3. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến rất lâu ở các quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, dịch vụ này vẫn chưa phát triển và mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng thẻ để thanh toán. Các hình thức thanh toán qua ngân hàng chủ yếu bao gồm:

Thanh toán trong nước:

- Thanh toán bằng séc: Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người bị ký phát (ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán được phép của NHNN) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

- Thanh toán bằng lệnh chi (Ủy nhiệm chi): là lệnh chi tiền của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên ủy nhiệm chi.

- Thanh toán bằng nhờ thu (Ủy nhiệm thu): là giấy ủy nhiệm do người thụ hưởng lập nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở khối lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng

Thanh toán nước ngoài:

Các sản phẩm được các NHTM cũng như ACB cung cấp như: chuyển tiền ra nước ngoài bằng điện chuyển tiền hoặc thư chuyển tiền; trả tiền lấy chứng từ; phương thức

nhờ thu; thư tín dụng L/C. Tuy nhiên, nhu cầu của KHCN với các sản phẩm dịch vụ này rất ít, hầu như không có.

Thanh toán bằng thẻ ngân hàng: Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân

hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, các khoản thanh toán khác qua máy POS hoặc rút tiền mặt, chuyển tiền tại các máy rút tiền tự động ATM. Các loại thẻ thanh toán được sử dụng hiện nay bao gồm:

- Thẻ trả trước: là phương tiện thanh toán không kết nối trực tiếp với tài khoản TGTT của khách hàng. Đúng như tên gọi của nó, khách hàng có thể nộp tiền mặt vào thẻ hoặc trích tiền tự động từ tài khoản TGTT và dùng để thanh toán hàng hóa dịch vụ qua thẻ.

- Thẻ ghi nợ: là loại thẻ gắn liền với tài khoản TGTT của khách hàng. Khách hàng sử dụng thẻ thì giá trị giao dịch được khấu trừ ngay vào tài khoản của khách hàng, đồng thời ghi có ngay vào tài khoản người thụ hưởng.

- Thẻ tín dụng: Ngân hàng cho phép chủ thẻ sử dụng một hạn mức tín dụng nhất định. Đối với những khách hàng thường xuyên giao dịch với ngân hàng, tình hình tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả và có nhu cầu sử dụng thì ngân hàng sẽ phát hành thẻ tín dụng.

1.2.3.4. Dịch vụ ngân hàng khác

Dịch vụ ngân hàng điện tử: là việc thiết lập một kênh trao đổi thông tin tài

chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Hầu hết các NHTM hiện nay đều nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ vào dịch vụ ngân hàng điện tử, một số dịch vụ chủ yếu được cung cấp như:

- Internet Banking: là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin sản phẩm và dịch vụ ngân hàng qua hệ thống Internet. Đây là kênh phân phối rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới bất kỳ nơi đâu có thể kết nối vwois hệ thống Internet. Khách hàng có thể truy cập vào website của ngân hàng để được cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, với tên đăng nhập và mật khẩu được cung cấp, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng tại mọi thời điểm bất kỳ trong ngày.

- Home Banking: dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng dựa trên nền tảng: hệ thống phần mềm ứng dụng và công nghệ web, thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hóa, trao

đổi và xác nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ. Việc phát triển dịch vụ Home Banking là bước phát triển tất yếu của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Dịch vụ này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và luôn chủ động, thoải mái trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

- Mobile Banking: là hình thức thnah toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động. Dịch vụ này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những giao dịch tự động không có người phục vụ. Khách hàng chỉ cần đăng ký làm thành viên, cung cấp những thông tin cơ bản như số điện thoại di động, số tài khoản thanh toán. Khi đó, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một mã số định danh, giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn. Ngoài ra, khách hàng còn được cấp một mã PIN để xác nhận giao dịch thanh toán khi có yêu cầu.

- Call Center: là DVNH qua điện thoại, khách hàng có thể gọi đến ngân hàng bất cứ lúc nào để được nhân viên ngân hàng tư vấn và thực hiện cung ứng các DVNH, bao gồm: cung cấp các thông tin về các sản phẩm DVNH; thực hiện thanh toán chuyển tiền; tiếp nhận giải đáp các khiếu nại thắc mắc từ phía khách hàng. Ưu điểm của dịch vụ này là cho phép khách hàng thuận tiện và chủ động hơn trong giao dịch với ngân hàng, không phải đến ngân hàng để giao dịch và có thể nắm bắt được thông tin về tài khoản của mình và những thông tin khác.

Dịch vụ khác: dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ kiều hối; thu hộ, chi hộ; tư vấn đầu tư

chứng khoán; dịch vụ bảo hiểm; quản lý tài sản và ủy thác đầu tư,...

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w