Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 44 - 50)

2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn cá nhân

Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng giúp cân đối nguồn vốn, tạo tiền đề cho các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động này, ACB đã chú trọng đến việc mở rộng mảng tiền gửi KHCN, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường từng thời gian và khung lãi suất của NHNN. Hình thức huy động phong phú, tiết kiệm với các kỳ hạn linh hoạt cũng giúp cho nguồn vốn huy động trong dân cư của ACB đạt được những kết quả ấn tượng cả về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua.

Bảng 2.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư giai đoạn 2011 - 2015

30000 0 1 t 1 ɪ ________--- C 4? --- 2011 2012 2013 2014 2015 →-ACB 102498 110452 115094 127620 143492 M Viettinbank 131303 156462 198836 236752 277282 AVietcombank 121587 162080 173142 226222 275798 -H-MB 30533 41032 50031 66245 72990 )l( Techcombank 57636 77056 79005 88336 93597

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2011 - 2015 và tính toán của tác giả

ảnh hưởng không hề nhỏ sau những sự cố năm 2012, song ACB vẫn chứng minh là một ngân hàng lớn với những định hướng giải pháp đúng đắn cho mảng huy động vốn cá nhân. Ket quả này một phần do ACB có các sản phẩm tiền gửi được nghiên cứu, triển khai liên tục, đa dạng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Phát triển các sản phẩm huy động với lãi suất khác nhau như trả lãi trước, trả lãi định kỳ. trả lãi sau, trả lãi bậc thang hay theo số tiền gửi, thời hạn gửi. Đặc biệt ngân hàng có thế mạnh với sản phẩm tiết kiệm 20 tháng với lãi suất vô cùng cạnh tranh. Ngoài ra ACB cũng thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi, bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng gửi tiền và có chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả như gọi điện thăm hỏi và giới thiệu các sản phẩm mới, tặng quà cho khách hàng trong ngày sinh nhật và các ngày lễ lớn trong năm,.. .Chính vì vậy, ACB đã lấy lại niềm tin của đại đa số khách hàng, tiếp tục thu hút lượng khách hàng lớn đến gửi tiền. Kết quả là, lượng vốn huy động dân cư năm 2015 đạt 143 492 tỷ đồng, tăng hơn 28 nghìn tỷ so với năm 2013 (tương ứng mức tăng 24%).

Hình 2.3 Quy mô huy động vốn dân cư của một số NHTM Việt Nam 2011 - 2015

Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 -2015 các ngân hàng

2011 2012 2013 2014 2015

KKH 376 35 29 27 22

Kỳ hạn <=12 tháng 247 26 46 52 60

Kỳ hạn > 12 tháng 377 39 25 21 18

So với một số NHTM huy động vốn dân cư của ACB chỉ thua các NHTMCP Nhà nước như Vietinbank, Vietcombank,.. .và vẫn bỏ xa các NHTMCP lớn khác như MB hay Techcombank,.. .(Hình 2.3). Đặc biệt, huy động vốn cá nhân của ACB năm 2015 đạt 143 492 tỷ đồng, gấp đôi lượng huy động vốn của MB cùng thời kỳ (là 72 990 tỷ đồng). Với đà tăng trưởng như hiện tại, ACB có thể duy trì vị trí dẫn đầu khối các NHTMCP và để cạnh tranh được với các NHTMCP Nhà nước về mảng huy động cá nhân ACB cần phải có chính sách phù hợp để tăng cường cung cấp các dịch vụ tài

chính cá nhân trong tương lai.

Huy động vốn dân cư có tốc độ tăng trưởng khá cao trong 2 năm trở lại đây.

Cùng với sự tăng lên mạnh mẽ về quy mô huy động vốn thì tốc độ tăng trưởng vốn huy động của ACB cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng vốn huy động cá nhân đạt 4.2%. Song liên tiếp hai năm sau đó, tốc độ tăng trưởng tăng nhanh lần lượt là 10.9% năm 2014 và 12.4% năm 2015 (mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này), góp phần tích cực vào cân đối vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản dồi dào cho Ngân hàng.

2.2.1.2. Cơ cấu huy động vốn cá nhân

Cơ cấu huy động theo loại tiền

Hình 2.4 Cơ cấu vốn huy động cá nhân theo loại tiền giai đoạn 2011 -2015

Đơn vị:%

Xét cơ cấu huy động theo loại tiền đối với mảng KHCN giai đoạn 2011 -2015, huy động bằng VND có ưu thế hơn so với huy động bằng ngoại tệ. Ke từ năm 2013, nguồn vốn huy động bằng VND luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 90%). Năm 2014, nguồn vốn huy động cá nhân bằng VND chiếm tỷ trọng 92.5 % và con số này tiếp tục tăng lên 93% vào năm 2015, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn là 7%. Sự chuyển dịch huy động vốn từ ngoại tệ sang VND tại ACB nằm trong xu thế chung của các NHTM trong hệ thống. Sở dĩ có sự chuyển dịch này là do trong giai đoạn này, NHNN ban hành Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD, theo đó tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của các TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có thay vì 30% như trước đây. Để tuân thủ đúng quy định của NHNN, ACB cũng như các NHTM khác hạn chế huy động vốn ngoại tệ bằng cách giảm lãi suất ngoại tệ. Do vậy, chênh lệch lãi suất VND và ngoại tệ khá lớn, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm VND cũng là điều dễ hiểu. Đặc biệt cuối năm 2015, NHNN chính thức hạ lãi suất tiền gửi bằng USD cá nhân về 0%, bắt đầu có hiệu lực từ 18/12/2015. Quyết định này của NHNN khiến cho các cá nhân và hộ gia đình hạn chế tích trữ USD dưới hình thức tiết kiệm tại ngân hàng và chuyển qua VND để gửi, hưởng lãi suất cao hơn. Như vậy, trong một vài năm tới, tỷ trọng tiết kiệm bằng ngoại tệ rất có khả năng giảm tiếp dưới 7% (tỷ trọng năm 2015).

Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

Bảng 2.4 Cơ cấu vốn huy động cá nhân theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính Khối cá nhân và tính toán của tác giả

Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cấu phần vốn huy động cá nhân là huy động vốn kỳ hạn ngắn (kỳ hạn <=12 tháng) chiếm 60% huy động vốn năm 2015 và đang có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, vốn huy động KKH và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đương nhau. (KKH chiếm 22% và dài hạn chiếm 18% vào năm 2015). Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn tăng lên (không bao gồm tiền gửi KKH) tăng từ 24.7% năm 2011 lên mức 60% năm 2015 (tăng gần gấp 3 lần), tăng cao nhất so với các kỳ hạn khác . Điều này 35

rất dễ dẫn đến rủi ro về thanh khoản và lãi suất song lại phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân là do người dân luôn kỳ vọng lãi suất tăng và kỳ hạn ngắn giúp họ chủ động hơn với các kế hoạch chi tiêu của mình.

2.2.1.3. Tỷ trọng huy động vốn cá nhân

Từ những ngày đầu thành lập và xuyên suốt 23 năm hoạt động, định hướng khách hàng của ACB vẫn là cá nhân và DNVVN. Trong đó, KHCN luôn chiếm vị trí rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng. Nhìn vào biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng có thể thấy rõ, ACB luôn duy trì lượng huy động vốn từ dân cư vô cùng lớn, trung bình chiếm trên 80% tổng vốn huy động toàn Ngân hàng.

Hình 2.5 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của ACB giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: %

■ Huy động KHCN ■ Huy động KHDN & đối tượng khác

nhân có thể kể đến là do kể từ năm 2013, ACB kiên quyết thực hiện tất toán trạng thái huy động vốn bằng vàng (lĩnh vực chiếm lợi thế của ACB), khiến cho tăng trưởng huy động cá nhân không duy trì phong độ như trước. Ngoài ra, các nguồn vốn được thu hút theo hướng thận trọng và không quá ồ ạt bởi trong thời kỳ này, hệ thống ngân hàng đang xảy ra tình trạng dư thừa thanh khoản do cho vay tăng trưởng chậm hơn huy động. Dù vậy, nhiều chính sách ưu đãi thu hút tiền gửi cá nhân vẫn được tung ra đều đặn để tăng quy mô của nguồn vốn này như: Tích lũy thiên thần nhỏ, Tài khoản thương gia, Tiết kiệm Đại lộc/Lộc bảo toàn,...

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w