Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2011 2015

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 41 - 44)

Giai đoạn 2011 - 2015, ACB thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống ngân hàng đó là tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động và tổ chức ngân hàng. Đặc biệt, năm 2012 ACB đã gặp những sự cố lớn ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của Ngân hàng. Tháng 8/2012, ngay sau khi tin tức về ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt lan ra, sự cố rút tiền hàng loạt đã xảy đến với ACB, KHCN đã ồ ạt đến rút tiền mặt. Ngày đầu sau khi bầu Kiên bị bắt giữ, NHNN đã phải sử dụng xe tải để vận chuyển tiền mặt cho ACB và bơm khoảng 5 nghìn tỷ đồng cho ACB. Tổng cộng NHNN đã phải bơm 16 nghìn tỷ đồng để giúp ổn định tình hình; 22 768 tỷ đồng tiền gửi đã bị rút ra khỏi ACB trong quý 3/2012. Song nhờ ứng phó tốt và khắc phục nhanh của chính ngân hàng và các cơ quan chức năng mà thanh khoản của ACB vẫn được đảm bảo, số dư huy động và tiết kiệm được khôi phục trong thời gian ngắn.

2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/2012, ACB đã trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố hoạt động ngân hàng truyền thống và thu hẹp hoạt động đầu tư. Kết thúc năm, ACB đạt được các chỉ tiêu tài chính tín dụng cơ bản với tổng tài sản gần 167 nghìn tỷ đồng, vốn huy động khách

2011 2012 2013 2014 2015

■ Lợi nhuận trước thuế

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Huy động vốn toàn ngành 2 606 774 3 795 380 4 364 686 4 945 189 5 400 000 Huy động vốn ACB 142 828 126 680 138 111 154 614 174 919

hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của Ngân hàng lỗ 1 864 tỷ đồng, kéo theo sự sụt giảm của hàng loạt chỉ tiêu hoạt động kinh doanh.

Hình 2.1 Tình hình tổng tài sản ACB giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: tỷ đồng

■ Tổng tài sản

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2015

Bước sang năm 2014, ACB đã cơ bản hoàn thiện các nền tảng, tạo tiền đề chuyển sang giai đoạn tăng cường xây dựng năng lực cạnh tranh bền vững. Các chỉ tiêu kinh doanh về cơ bản đã dần phục hồi. Về tổng tài sản, ACB đã có một bảng tổng kết tài sản vững mạnh với 179 610 tỷ đồng, tăng hơn 13 nghìn tỷ đồng so với năm 2013. Các chỉ tiêu chính đều tăng trưởng tích cực, tín dụng dịch chuyển theo hướng tập trung hơn vào KHCN, DNVVN; dư nợ cho vay KHCN tăng 15%. Tỷ lệ an toàn vốn đạt ở mức cao là 14.1%. Về thu nhập cơ cấu thu nhập của ACB chuyển dịch đúng định hướng bán lẻ. Sau hai năm sụt giảm, thu nhập năm 2014 đã lấy lại đà tăng trưởng (mức tăng 17%), lợi nhuận trước thuế đạt 1 215 tỷ đồng (thực hiện 102% kế hoạch đề ra), đánh dấu bước phục hồi và hướng đi đúng đắn.

Năm 2015, ACB đạt được những kết quả hoạt động hết sức khả quan, vừa tăng trưởng theo hướng bền vững vừa cải thiện khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu kinh doanh chính vượt kế hoạch đề ra, cụ thể là tổng tài sản tăng gần 22 nghìn tỷ, đạt 201 457 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 13%, dư nợ cho vay tăng 15%, nợ xấu chỉ ở mức 1.3% và lợi nhuận trước thuế đạt kế hoạch, ở mức 1 314 tỷ đồng. Thanh khoản

29

luôn đảm bảo an toàn; hệ thống kênh phân phối phát huy hiệu quả tốt sau khi sắp xếp lại theo vùng, cụm, kế hoạch kinh doanh cụ thể, tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ nhất là phân đoạn khách hàng cá nhân; số đơn vị hoạt động kém hiệu quả giảm mạnh.

Hình 2.2 Tình hình lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: tỷ đồng 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2015

Nhìn chung, ACB đã không duy trì được duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh về tổng tài sản và lợi nhuận cũng như một số chỉ tiêu kinh doanh khác như giai đoạn 5 năm trước đó. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được như đã đề cập, ACB đang dần khôi phục lại đà tăng trưởng theo hướng thận trọng và bền vững hơn. Như vậy, lộ trình tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2013 -2015 đã được ACB thực hiện thành công tạo tiền đề cho các giai đoạn khôi phục lại vị thế dẫn đầu trong thời gian tới.

2.1.3.2. Thị phần huy động vốn

Bảng 2.1 Thị phần vốn huy động của ACB giai đoạn 2011 - 2015

Tỷ trọng (%) 5.5 3.3 3.2 3.1 3.2 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng dư nợ ngành ngân hàng 2 600 000 2 912 385 3 271 833 3 735 125 4 376 445 Dư nợ ACB 102 809 102 815 107 190 116 324 134 032 Tỷ trọng (%) 40 \--- 3.5 3.3 3.1 3.1

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB, NHNN và tính toán của tác giả

Trong những năm gần đây, có thể thấy thị phần vốn huy động từ khách hàng của ACB duy trì khá ổn định (trung bình khoảng mức 3.2%). Quy mô huy động vốn tăng lên liên tục, đặc biệt năm 2015, nguồn vốn huy động từ khách hàng đạt 174 919 tỷ đồng, tăng hơn 20 nghìn tỷ (tăng 13%) so với năm trước. Thậm chí mức tăng nguồn vốn huy động ACB năm 2015 còn cao hơn mức tăng trưởng của ngành (là 9.2%). Với định hướng kinh doanh là một ngân hàng bán lẻ, nguồn vốn huy động từ khách hàng của ACB chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân. Nhờ có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tốc độ của mảng huy động cá nhân mà ACB có thể duy trì thị phần huy động vốn của mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường. Hiện nay, các NHTM quốc doanh như Vietinbank, Vietcombank hay BIDV cũng đã chú ý hơn tới mảng thị trường bán lẻ thay vì tập trung vào mảng bán buôn như trước đây. Do vậy, thị phần huy động vốn khách hàng của các NHTM nói chung cũng như ACB nói riêng sẽ bị san sẻ bớt; đòi hỏi các ngân hàng phải có những chiến lược cụ thể đối với từng mảng khách hàng để duy trì và gia tăng thị phần huy động.

2.1.3.3. Thị phần dư nợ cho vay

Bảng 2.2 Thị phần dư nợ ACB giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Vốn huy động dân cư 102 498 110 452 115 094 127 620 143 492

Mức chênh lệch (tuyệt đối)

7 954 4 642 12 526 15 872

Tốc độ tăng trưởng so

với năm trước (%) 7.8% 4.2% 10.9% 12.4%

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB, NHNN và tính toán của tác giả

Tương tự như hoạt động huy động vốn, thị phần dư nợ của ACB cũng duy trì khá ổn định (khoảng hơn 3%). Tính đến 31/12/2015, dư nợ khách hàng tại ACB lên tới 134 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 18 nghìn tỷ đồng so với năm 2014, tương ứng với mức tăng 15%. Mặc dù có sự tăng trưởng khá cao về dư nợ tín dụng song thị phần dư nợ tín dụng của ACB nhìn chung vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do ACB tập trung vào mảng thị trường bán lẻ với các khoản cho vay nhỏ lẻ. Cho vay với các doanh nghiệp lớn dường như vẫn là lợi thế của các NHTM quốc doanh, quy mô dư nợ bình quân của

31

nhóm NHTM quốc doanh và nhóm NHTMCP dẫn đầu4 ngày càng bị nới rộng. Điều này ảnh hưởng đến thị phần dư nợ của ACB cũng như nhóm NHTMCP. Chính vì vậy trong thời gian tới ACB cần mở rộng và khai thác sau những mảng kinh doanh mang tính lợi thế như mảng dịch vụ tài chính cá nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w