Tiềm năng phát triển dịch vụ tài chính cá nhân tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 30 - 32)

Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân đang là một xu thế tất yếu đối với các NHTM Việt Nam hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm DVNH. Bên cạnh đó, dịch vụ tài chính cá nhân góp phần làm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng, khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng cũng sẽ tăng lên. Không những thế, với điều kiện nền kinh tế ngày càng khởi sắc, dân số đông với thu nhập người dân ngày càng tăng (trong đó có một bộ phận dân cư có thu nhập rất lớn), các NHTM Việt Nam sẽ có thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ tài chính cá nhân trong thời gian tới. Do vậy, phát triển dịch vụ tài chính cá nhân chỉ còn là vấn đề thời gian bởi:

Thứ nhất, nhu cầu của khách hàng đã thay đổi. Ngân hàng đã hết thời kỳ huy

hoàng bị động chờ khách hàng đến giao dịch. Thay vào đó, xuất phát từ quan điểm

Maketing ngân hàng, khách hàng được coi là trung tâm và là mục tiêu trọng yếu của chiến lược cung cấp dịch vụ ngân hàng, là thoả mãn tối đa nhu cầu của nhóm khách hàng đã chọn theo phương châm “không chỉ bán cái Ngân hàng có mà phải bán cái khách hàng cần”. Cho nên, khi nhu cầu của khách hàng thay đổi và đòi hỏi của họ ngày càng cao trong sử dụng đồng tiền thì chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng cũng được điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu mới của khách hàng cả hiện tại và tương lai; quyết định đến sự thay đổi chính sách DVNH. Để phát triển thị trường dịch vụ tài chính cá nhân thì bộ phận nghiên cứu sản phẩm cần tập trung vào sự thay đổi các yếu tố tâm lý, lối sống, và cả phong tục tập quán của khách hàng. Điều này giúp cho ngân hàng có thể chủ động trong việc đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với sự thay đổi nhu cầu khách hàng.

Thứ hai, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Công nghệ phát triển là yếu tố

quan trọng thúc đẩy sự phát triển DVNH. Sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ mạng tạo điều kiện để các NHTM đổi mới và hoàn thiện danh mục dịch vụ cung ứng ra thị trường, làm hài long các KHCN như: dịch vụ thẻ, DVNH tại nhà, ngân hàng tự động, chuyển tiền điện tử, thanh toán tiền POS,...Đặc biệt hiện nay hầu hết các ngân hàng đã chuyển sang sử dụng hệ thống công nghệ tự động và điện tử thay thế cho lao động thủ công trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng và nhận tiền gửi của khách hàng.

Thứ ba, sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng ngày càng tăng. Trước đây,

có rất ít ngân hàng hướng tới mục tiêu phục vụ thị trường bán lẻ làm trọng tâm và dịch vụ ngân hàng cá nhân chủ yếu là gửi tiết kiệm thì nay các ngân hàng tập trung cung cấp đa dạng các dịch vụ cho đối tượng KHCN. Áp lực cạnh tranh càng lớn khi số lượng ngân hàng tham gia trên thị trường tăng, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nước ngoài như: ANZ, Citibank, HSBC, Standard Chartered,.. .Song áp lực cạnh tranh cũng chính là đòn bẩy giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho hiện tại và tương lai. Những thông tin về chiến lược sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ là căn cứ quan trọng trong việc khai thác phát triển danh mục sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng có thể học hỏi kinh nghiệm, phát triển sản phẩm mới mà không mất quá nhiều chi phí nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của ngân hàng.

Thứ tư, trình độ dân trí cao trong khi lượng KHCN sử dụng dịch vụ ngân

giá là nước dân số trẻ. Cùng với đó là trình độ dân trí và mức sống của người dân ngày càng tăng. Tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ người dân có và sử dụng tài khoản ngân hàng trên tổng số dân vẫn còn thấp. Phân lớn là do truyền thống ưa dùng tiền mặt của đại bộ phận người dân và tâm lý ngại thủ tục đăng ký, mở tài khoản mất nhiều thời gian. Hơn thế nữa, theo Neilsen Việt Nam việc vay tiền và gửi tiết kiệm ở nước ta còn ít, việc vay mượn từ người thân, bạn bè là phổ biến hơn. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển của thị trường dịch vụ tài chính cá nhân là rất lớn và sẽ được khai thác triệt nếu trong tương lai, các ngân hàng xây dựng được giải pháp phù hợp thu hút người dân tiếp cận dịch vụ tài chính cá nhân.

Như vậy, nếu như khách hàng tiềm năng là điều kiện cần thì nhu cầu của khách hàng, sự tiến bộ khoa học công nghệ hay áp lực cạnh tranh trên thị trường ngân hàng sẽ là điều kiện đủ và là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ tài chính cá nhân. Yêu cầu về đổi mới, phát triển dịch vụ tài chính cá nhân ngày nay càng trở nên cấp thiết không chỉ với từng NHTM mà là yêu cầu chung cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam, các NHTM phải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh, tạo sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w