Hoạt động tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 50 - 55)

2.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cá nhân

Nếu như hoạt động huy động vốn giúp cân đối nguồn vốn ngân hàng thì tín dụng mới là hoạt động kinh doanh chính mang lại thu nhập cho các NHTM Việt Nam. Trong giai đoạn 2011-2015, ACB đã đạt được những kết quả tốt về tăng trưởng quy mô dư nợ cá nhân và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, an toàn và thận trọng hơn cho Ngân hàng. Kết quả cụ thể là:

Hình 2.6 Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cá nhân của ACB giai đoạn 2011 -2015

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB và tính toán của tác giả

Quy mô dư nợ cá nhân tăng cho thấy dấu hiệu phục hồi. Năm 2013, dư nợ cá

nhân của ACB đạt 45 547 tỷ đồng, chỉ tăng gần 1.2 nghìn tỷ đồng so với năm trước (tương ứng tăng 3%). Dư nợ cá nhân năm 2013 tăng khá chậm (đây là một mức tăng trưởng thấp nhất của ACB kể từ khi thành lập) và chưa đạt được kỳ vọng. Nguyên nhân là do năm 2013 ACB bắt đầu bước vào giai đoạn tái cơ cấu toàn ngân hàng, thực hiện nghiêm túc các chủ trương về tín dụng của NHNN như: tăng trưởng tín dụng thận trọng, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, thay đổi cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng thận trọng hơn. Do đó, việc mở rộng tín dụng cá nhân còn gặp nhiều khó khăn, kéo theo sự giảm mạnh về lợi nhuận của ngân hàng trong năm.

Năm 2014, ACB vẫn kiên quyết đẩy mạnh cho vay cá nhân do tín dụng doanh nghiệp gặp khó khăn. Các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn do tài sản đảm bảo là bất động sản trong khi thị trường bất động sản thời gian này vẫn rất ảm đạm. Do vậy, giải pháp tăng trưởng dư nợ khách hàng trước mắt tập trung vào cho vay cá nhân. Kết quả trong năm dư nợ cá nhân đạt 52 396 tỷ đồng, tăng 6 849 tỷ đồng. Theo xu hướng tăng trưởng tín dụng thận trọng, tránh nợ xấu, ACB thiết chặt quy chế cho vay hơn nhưng vẫn đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng thông qua nhiều chính sách tín dụng hấp dẫn khiến cho các cá nhân, hộ gia đình yên tâm đến vay tại ngân hàng.

Bước sang năm 2015, cho vay cá nhân mới cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt với mức tăng 12 773 tỷ đồng so với năm 2014, giúp cho quy mô dư nợ cá nhân đến thời điểm 31/12/2015 đạt mốc 65 169 tỷ đồng (tương ứng tăng 24% so với năm 2014). Điều này cho thấy, ACB đã trở lại cuộc đua tăng dư nợ với các NHTM, chiếm ưu thế lớn trong phân khúc thị trường cho vay cá nhân. Kết quả này có được là do rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến là lãi suất cho vay giảm mạnh trong thời gian này trong khi lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay nợ và chi tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dư nợ cá nhân 100 ĩõõ íõõ

Sản xuất kinh doanh 25.87 27.52 25.99

Mua nhà 36.85 37.72 39.36 Sửa chữa nhà 723 7/71 631 Tiêu dùng 12.21 12.96 13.51 Du học 2^67 3115 1192 Thẻ tín dụng 039 ÕÃ5 ÕÃ7 Cầm cố GTCG Ẽ76 437 4Ã3 Mua xe 189 1199 2114

đạt 3%. Tuy nhiên con số này không ngừng tăng lên và lần lượt đạt 15% và 24% trong 2014 và 2015. Do vậy, có thể nói, hoạt động tín dụng cá nhân đã bước qua giai đoạn phục hồi và đang trên đà tăng trưởng nhanh. Đạt được những kết quả này phải kể đến định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo mới và những nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng và cung cấp các sản phẩm tín dụng cá nhân.

Đánh giá chung hoạt động cho vay cá nhân năm 2015 của ACB có cải thiện rõ rệt so với năm 2013 và tăng trưởng khả quan so với mức bình quân của toàn ngành (khoảng 18%), cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, các quy định của NHNN về lãi suất đều được tuân thủ.

2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ cá nhân

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay của ACB được thể hiện khá rõ trên biểu đồ với tỷ trọng vay ngắn hạn chiếm phần lớn tổng dư nợ cá nhân (trung bình chiếm khoảng 50%). Điều này cho thấy Ngân hàng mong muốn một cơ cấu tín dụng ít rủi ro hơn. Song cơ cấu này có sự chuyển dịch nhỏ trong một vài năm trở lại đây, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn giảm thay vào đó là sự tăng lên của tín dụng trung và dài hạn.

Hình 2.7 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của ACB giai đoạn 2011- 2015

Đơn vị:%

■Trung, dài hạn

■Ngắn hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính Khối cá nhân 2011 - 2015

39

Năm 2015, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn đạt 46.7%, giảm 3.7% so với năm 2014. Sự chuyển dịch này sẽ tốt cho ACB trong việc duy trì tính ổn định của chỉ tiêu dư nợ nhưng cũng hàm chứa những yếu tố rủi ro về thanh khoản và rủi ro kỳ hạn cho Ngân hàng, nhất là trong hoàn cảnh huy động vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Nguyên nhân tín dụng trung dài hạn tăng lên có thể kể đến là ACB có mức lãi suất cho vay dài hạn hết sức cạnh tranh và có nhiều chính sách ưu đãi với khách hàng như: lãi suất ưu đãi năm đầu chỉ ở mức 8% đối với cho vay mua nhà và tăng lên theo lãi suất quy định trong những năm tiếp theo.

Cơ cấu tín dụng theo sản phẩm

Về cơ cấu nhu cầu vay của KHCN, nhìn từ bảng số liệu ta thấy nhu cầu vay của KHCN ở ACB chủ yếu là sản xuất kinh doanh, mua nhà và cho vay tiêu dùng. Những nhu cầu khác như mua xe, vay du học, cầm cố GTCG,... chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ. Trong đó, tín dụng nhà ở tăng trưởng 3 năm liên tiếp và chiếm tỷ trọng nhất (gần 40%) tổng dư nợ cá nhân của Ngân hàng. Theo lãnh đạo Ngân hàng Á Châu, những tháng đầu năm 2016, nhu cầu vốn KHCN có dấu hiệu cải thiện, đặc biệt là nhu cầu vay mua nhà. Một phần do bất động sản đang dần ấm lên, nhất là phân khúc căn hộ có giá phù hợp khoảng trên dưới 1.5 tỷ đồng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Phần khác là do đời sống người dân theo mặt bằng chung ngày càng tăng cao thì nhu cầu của họ cũng được nâng lên và xu hướng của nhiều người là ổn định cuộc sống trước. Do vậy, tiềm năng phát triển sản phẩm cho vay này là rất lớn.

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ cá nhân theo sản phẩm cho vay giai đoạn 2011 -2015

Tín chấp 1.74 1.57 1.81 Khác 339 256 246 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng dư nợ khách hàng 102 809 102 815 107 190 116 324 134 032 Dư nợ KHCN 35 801 44 349 45 547 52 396 65 169 Tỷ trọng (%) 348 43.1 425 430 486

Nguồn: Báo cáo tài chính Khối cá nhân ACB

2.2.2.3. Tỷ trọng dư nợ cá nhân

Giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ khách hàng của ACB có xu hướng ngày càng tăng (Bảng 2.6). Năm 2013, tỷ trọng dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ từ khách hàng là 42.5%. Điều này càng làm rõ định hướng khách hàng mục tiêu của ACB là KHCN và những nỗ lực hoàn thiện dịch vụ tài chính cá nhân của Ngân hàng đang có kết quả tốt. Mặc dù cạnh tranh cho vay vốn giữa các ngân hàng năm vừa qua cực kỳ gay gắt và quyết liệt nhưng với những sản phẩm đa dạng, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình của nhân viên tư vấn cùng với lãi suất ưu đãi áp dụng cho hầu hết các thời kỳ, ACB vẫn là ngân hàng có dư nợ cá nhân cao top đầu Việt Nam. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ cá nhân năm 2015 tiếp tục tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng lớn (48.6%), tăng 6% so với năm 2013. Như vậy, mảng cho vay cá nhân có đóng góp rất lớn vào chỉ tiêu dư nợ khách hàng của toàn ngân hàng, mang lại nguồn thu tương đối lớn và an toàn cho ngân hàng.

Bảng 2.6 Tỷ trọng dư nợ cá nhân ACB giai đoạn 2011 -2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 201 5 Nợ xấu 322 1 109 1 136 1 153 847 Mức tăng (giảm)

so với năm trước + 787 +27 + 17 306 -

Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ cá nhân 0.9 % 25% 3.0 % 2.2 % 1.3 %

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB và tính toán của tác giả

2.2.2.4. Về chất lượng dư nợ cá nhân

Việc tăng trưởng tín dụng không thể chỉ đơn thuần là đẩy mạnh số lượng khách hàng và dư nợ tín dụng mà còn phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng. Một quy mô tín dụng mở rộng hợp lý phải có chất lượng dư nợ an toàn . Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và trình độ cán bộ cán bộ tín dụng. Trong giai đoạn 2011 - 2015 có thể đánh giá tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân qua bảng số liệu sau:

41

Bảng 2.7 Chất lượng dư nợ các khoản vay cá nhân giai đoạn 2011 - 2015

Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượng giao dịch (triệu giao dịch) 039 076 093 T35 2713 Tốc độ tăng trưởng (%) 5378 55 452 5778 Doanh số các giao dịch (tỷ đồng) 212 100 278 340 415 730 532 870 653 154 Tốc độ tăng trưởng (%) 3T2 494 282 2276

Nguồn: Báo cáo tài chính Khối cá nhân ACB

Tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản cho vay cá nhân của ACB năm 2013 bất ngờ tăng mạnh ở mức 3% (tăng 0.5% so với năm 2012). Nợ xấu cao không chỉ là vấn đề tồn tại của ACB mà còn là vấn đề chung của các NHTM thời điểm bấy giờ. Năm 2013, thị trường bất động sản đóng băng do thừa dự án song thiếu công trình hạ tầng, thiếu sản phẩm phù hợp với người có nhu cầu nhà ở. Dư nợ cho vay bất động sản tính chung toàn ngành tăng 14.7% năm 2013 trong khi lượng bất động sản tồn kho là rất lớn. Theo thống kê của Quỹ Dragon Capital, chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM lượng căn hộ tồn kho lên đến 70 000 căn, chưa kể lượng hàng hóa trên phân khúc nhà liền kề, biệt thự. Ở ACB, tỷ trọng cho vay bất động sản lên tới khoảng 40% vào năm 2013 ngoài ra các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Vì vậy, nợ xấu từ dư nợ cá nhân cao ( là 1 136 tỷ đồng) phần lớn do nợ xấu cao từ hoạt động cho vay liên quan đến bất động sản.

Trong những năm gần đây, sau hàng loạt sự cố trong hoạt động kinh doanh lẫn nợ xấu tăng đã khiến cho ACB càng chú trọng hơn đến chất lượng tín dụng, kiên quyết Ban điều hành, Ủy ban Tín dụng và Ủy ban Quản lý Rủi ro của ACB đã và đang tập trung cao độ vào việc thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá khả năng thu hồi nợ, đồng thời xử lý, kiểm soát nợ xấu, bằng cách liên tục rà soát, thu hồi nợ, trích lập dự phòng, xóa nợ, bán nợ; tiến tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn.

Đánh giá chung về ACB qua 2 hoạt động chính của Ngân hàng có thể thấy ACB là một ngân hàng có dịch vụ tài chính cá nhân khá phát triển. Điều này được thể hiện rõ ở tỷ trọng các khoản cho vay và tiền gửi của khách hàng tại ACB. Khách hàng cá nhân đóng góp tới 82% tổng huy động từ khách hàng và chiếm gần 49% tổng dư nợ cho vay khách hàng trong năm 2015. Tuy nhiên để phát triển dịch vụ tài chính cá nhân trong thời gian tới nhằm xác lập vị thế đứng đầu, ACB cần phải tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân khác ngoài các dịch vụ tiết kiệm và cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân tại NHTMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 148 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w