Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 53 - 58)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp về kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB qua KBNN Tuyên Quang thông qua phiếu khảo sát dành cho Cán bộ kiểm soát chi, Chủ đầu tư và các doanh nghiệp nhà thầu có công trình thanh toán qua KBNN Tuyên Quang.

Các thông tin định tính thông thường được thu thập thông qua trả lời của người được khảo sát một cách trực tiếp bằng các biểu hiện cụ thể, thực tế của mỗi tiêu thức điều tra (mỗi câu hỏi phỏng vấn)..

Các thông tin định tính thể hiện quan điểm của người được khảo sát được thu thập thông qua thang đo Likert với 5 bậc, trong đó, bậc 5 tương ứng với mức độ “Hoàn toàn đồng ý” và bậc 1 tương ứng với mức độ “Hoàn toàn không đồng ý” đối với mỗi câu hỏi hoặc tiêu chí mà người hỏi đưa ra.

Đối tượng điều tra gồm: Lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên trách trong hệ thống KBNN tỉnh Tuyên Quang… và các khách hàng là các cán bộ thuộc các bộ phận quản lý tiền vốn như Chủ đầu tư, cán bộ thuộc ban quản lý dự án và cán bộ thuộc Đơn vị xây lắp… Đây là cán bộ trực tiếp hoặc có liên quan đến nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tỉnh Tuyên Quang.

- Phương pháp chọn mẫu:

Mẫu khảo sát được xác định thông qua công thức Linus Yamane:

n = N (1+N x e2)

Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể

e: mức độ sai lệch (chọn khoảng tin cậy là 95% nên e = 0,05).

Dựa theo công thức và số lượng các thành viên trong từng nhóm đối tượng điều tra ta tính được quy mô mẫu điều tra như sau:.

- Các cán bộ làm công tác kiểm soát chi tại KBNN Tuyên Quang: Bao gồm 19 cán bộ, phát ra 19 phiếu điều tra. Số phiếu phát ra 19 phiếu, thu về 19 phiếu.

Bảng 2.1. Bảng phân tích nhân khẩu học đối tượng điều tra cán bộ làm công tác kiểm soát chi tại KBNN Tuyên Quang

Mô tả Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số 19 100,00

Vị trí công tác Lãnh đạo KBNN 2 10,52

Các phòng nghiệp vụ 17 89,48

Thạc sĩ 9 47,37

Trình độ chuyên môn Đại học 9 47,37

nghiệp vụ Cao đẳng 1 5,36 Từ trung cấp trở xuống 0 0,00 Từ 51 đến 60 tuổi 1 5,26 Độ tuổi Từ 41 đến 50 tuổi 2 10,52 Từ 31 đến 40 tuổi 12 63,16 Dưới 30 tuổi 4 21,05 Giới tính Nữ 9 47,37 Nam 10 52,53 1 năm trở xuống 0 0,00 Từ 1 đến dưới 3 năm 3 15,79

Thâm niên công tác Từ 3 đến dưới 5 năm 5 26,32

Từ 5 đến dưới 10 năm 8 42,11

Trên 10 năm 3 15,79

42

- Các chủ đầu tư và doanh nghiệp, nhà thầu có công trình thanh toán qua KBNN Tuyên Quang: Bao gồm 165 đơn vị, cần phát ra 117 phiếu điều tra theo nguyên tắc chọn mẫu. Số phiếu phát ra 117 phiếu, thu về 117 phiếu.

Bảng 2.2. Bảng phân tích nhân khẩu học đối tượng điều tra Các chủ đầu tư và doanh nghiệp, nhà thầu có công trình thanh toán qua KBNN Tuyên Quang

Mô tả Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số 117 100

Vị trí công tác Lãnh đạo 19 16,24

Nhân viên 98 83,76

Thạc sĩ 5 4,37

Trình độ chuyên môn Đại học 17 14,30

nghiệp vụ Cao đẳng 81 69,23 Từ trung cấp trở xuống 14 11,97 Từ 51 đến 60 tuổi 8 6,84 Độ tuổi Từ 41 đến 50 tuổi 57 48,72 Từ 31 đến 40 tuổi 45 38,46 Dưới 30 tuổi 7 5,98 Giới tính Nữ 23 19,66 Nam 94 80,34 1 năm trở xuống 6 5,13 Từ 1 đến dưới 3 năm 29 24,79

Thâm niên công tác Từ 3 đến dưới 5 năm 35 29,91

Từ 5 đến dưới 10 năm 18 15,38

Trên 10 năm 29 24,79

- Mẫu phiếu điều tra

Để đánh giá công tác kiểm soát chi chi vốn dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin nhân khẩu của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…

- Phần II: Sau khi gửi câu hỏi đến các đối tượng điều tra, tác giả thu thập bảng câu hỏi và loại bỏ những phiếu điều tra sai và không hợp lệ, tác giả tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. Với bảng câu hỏi đã được định sẵn dành để phòng vấn các nhóm đối tượng là khách hàng và cán bộ kiểm soát chi, cán bộ lãnh đạo làm công tác KSC dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Tuyên Quang. Trong mỗi bảng câu hỏi tác giả sẽ sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau nhằm đánh giá các hoạt động kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Tuyên Quang. Trong đó: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường/ Trung lập; 4 - Đồng ý và 5 - Hoàn toàn đồng ý. Việc sử dụng phần mềm Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để tính điểm trung bình cho từng chỉ tiêu. Căn cứ vào kết quả tính toán tác giả biết được những chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đã đạt được. Tác giả sử dụng phương pháp cho điểm trung bình, xác định như sau:

Điểm trung bình: 𝑋̅̇ điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i

Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá.

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.3. Ý nghĩa điểm trung bình theo thang đo Likert

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất không tốt

2 1,81 đến 2,6 Không tốt

3 2,61 đến 3,4 Bình thường

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

(Nguồn: Theo thang đo Likert) k i i i n X K X n   X

44

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế với các câu hỏi nhằm đánh giá công tác kiểm tra, kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB qua Kho bạc nhà nước; đánh giá mức độ hài lòng; các nhân tố tác động đến kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB qua KBNN Tuyên Quang…

2.2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tác giả thu thập chủ yếu từ các nguồn thông tin khác nhau. Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin được thu thập, tác giả tiến hành hệ thống hóa và phân tích đối chiếu, so sánh giữa lý thuyết với thực tế nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

Cụ thể, thông tin được thu thập từ các nguồn:

- Những tài liệu, công trình nghiên cứu, ấn phẩm của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB qua KBNN

- Các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về chi NSNN và chi đầu tư XDCB

- Các lý thuyết về quản lý kinh tế, kinh tế vi mô, vĩ mô, các lý thuyết tài chính - tiền tệ…

- Các số liệu từ KBNN tỉnh Tuyên Quang từ năm 2017 - 2019

- Các báo cáo liên quan đến quyết toán thu - chi NSNN tỉnh Tuyên Quang từ năm 2018-2020, báo cáo kiểm soát chi NSNN tại tỉnh Tuyên Quang, niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2017, 2018, 2019.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng theo dõi sự biến đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua từng năm. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh trong luận văn nhằm theo dõi sự biến đổi của chi đầu tư XDCB qua KBNN tại tỉnh Tuyên Quang, sự thay đổi của các hoạt động kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB

thường xuyên NSNN qua từng năm tại tỉnh Tuyên Quang. Kết quả của so sánh sẽ cho thấy được thực trạng chi thường xuyên NSNN và sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và các ban ngành đến việc quản lý chi thường xuyên NSNN tại Tuyên Quang. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng tình hình kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB qua KBNN tại tỉnh Tuyên Quang; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.

- Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Để phân tích mối liên hệ của hiện tượng theo thời gian, trong thống kê người ta thường sử dụng các dãy số thời gian. Đó là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dựa vào đặc điểm về biến động quy mô của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.

Trong luận văn, để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tác giả sử dụng 3 chỉ tiêu để phân tích, đó là: lượng tăng (giảm) tuyệt đối; tốc độ phát triển; tốc độ tăng (giảm) để biểu hiện xu hướng, sự biến động của chi đầu tư XDCB qua KBNN tại tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)