Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 62)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng

- Chỉ tiêu về cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật ban hành liên quan đến kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB: Cơ chế chính sách, pháp luật là nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB. Các chính sách như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng. Ngoài ra, cơ chế chính sách còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật về quản lý vốn XDCB, các chính sách đầu tư và các quy chế, quy trình, thông tư về quản lý đầu tư và quản lý vốn đầu tư. Chỉ tiêu này được đánh giá rõ nhất thông qua tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến vể cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật ban hành liên quan đến kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB qua KBNN đối với cán bộ kiểm soát chi và khách hàng, chủ thầu, nhà đầu tư thực hiện đề nghị chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN Tuyên Quang.

- Chỉ tiêu quy trình nghiệm vụ kiểm soát chi các dự án xây dựng cơ bản qua KBNN: Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB. Quy trình nghiệp vụ được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc được thực hiện một cách khoa học, quyền hạn cũng như trách nhiệm tới từng bộ phận được quy định

50

rõ sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm soát chi vốn dầu tư XDCB qua KBNN. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến vể Quy trình nghiệm vụ kiểm soát chi các dự án đầu tư XDCB qua KBNN đối với cán bộ kiểm soát chi và khách hàng, chủ thầu, nhà đầu tư thực hiện đề nghị chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN Tuyên Quang.

- Chỉ tiêu về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN: Kiểm soát chi cho dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN đòi hỏi yêu cầu hiện đại hoá về công nghệ nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi khối lượng vốn giải ngân qua KBNN ngày càng lớn. Việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến vể cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Tuyên Quang.

- Chỉ tiêu về trách nhiệm và năng lực cán bộ KBNN trong hoạt động kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Trình độ cán bộ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác kiểm soát chi NSNN. Cán bộ làm công tác kiểm soát chi cần phải có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, thường xuyên cập nhật kiến thức mới về kiểm soát chi, nắm chắc quy trình quản lý chi NSNN, nắm bắt kịp thời các cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến vể trách nhiệm và năng lực cán bộ KBNN trong hoạt động kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Tuyên Quang.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TUYÊN QUANG 3.1. Tình hình cơ bản của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang

Kho bạc Nhà nước (KBNN) Tuyên Quang thành lập từ ngày 1-4-1990 với tên gọi là Chi cục KBNN Hà Tuyên. Sau khi tỉnh Hà Tuyên chia tách thành 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, ngày 31-8-1991 Chi cục KBNN Tuyên Quang được thành lập. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, KBNN Tuyên Quang luôn bám sát chủ trương, định hướng phát triển của ngành, của tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Quỹ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Bằng nhiều biện pháp thiết thực, KBNN Tuyên Quang đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu trên địa bàn tổ chức tập trung nhanh, kịp thời các khoản thu vào Ngân sách Nhà nước (NSNN), hạch toán phân chia nguồn thu cho các cấp đúng tỷ lệ điều tiết quy định. KBNN Tuyên Quang chủ động thực hiện có hiệu quả các giải pháp, biện pháp trong tổ chức thu, trao đổi, cung cấp thông tin, đôn đốc kịp thời tập trung các khoản thu vào NSNN, góp phần đưa số thu NSNN trên địa bàn không ngừng tăng. Nếu như năm 2011, tổng thu NSNN là 875 tỷ đồng, đến năm 2015 là 1.433 tỷ đồng, kết thúc năm 2019 là 2.172 tỷ đồng. Số thu ngân sách năm 2019 tăng 276% so với năm 2011.

Song song với nhiệm vụ tổ chức công tác thu NSNN, KBNN Tuyên Quang triển khai nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN, thực hiện thanh toán, chính xác các khoản chi của NSNN đúng tiêu chuẩn, định mức, quy trình nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các cấp ngân sách, đơn vị dự toán trên địa bàn. Tổng chi NSNN năm 2011 là 2.207 tỷ đồng, năm 2019 là 6.366 tỷ đồng. Thông qua công tác kiểm soát chi, KBNN Tuyên Quang đã phát hiện, từ chối hàng nghìn món chi của đơn vị sử dụng ngân sách và của chủ đầu tư do chưa chấp hành đúng quy định.

Bên cạnh công tác quản lý, điều hành thu chi NSNN, KBNN Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

52

động nghiệp vụ và quản lý nội bộ như triển khai thực hiện và khai thác hệ thống thông tin quản lý ngân sách (gọi tắt là TABMIS); Dự án hiện đại hóa quy trình thu nộp NSNN (gọi tắt là TCS); thanh toán điện tử liên kho bạc; thanh toán điện tử song phương;... thực hiện niêm yết công khai thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ tại nơi giao dịch. Đồng thời, triển khai mạnh mẽ dịch vụ công trực tuyến cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư có mở tài khoản giao dịch với KBNN trên địa bàn huyện, góp phần làm cho hoạt động của cơ quan Nhà nước minh bạch, hiệu quả hơn, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Trong những năm qua, KBNN Tuyên Quang luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để công chức được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Hiện nay, đội ngũ công chức của đơn vị gồm 133 biên chế, số công chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm 87,2%. Hàng tháng, quý việc tổ chức đánh giá chất lượng công tác, xếp loại công chức hàng năm luôn công khai minh bạch dựa trên mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian. Ngoài ra, KBNN Tuyên Quang chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời tạo môi trường đoàn kết, dân chủ để mỗi công chức tự giác, tích cực nghiên cứu, học tập, sáng tạo, hưởng ứng và tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua, tạo động lực cho công chức phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong 30 năm, tổ chức Đảng, cơ quan, đoàn thể KBNN Tuyên Quang liên tục đạt trong sạch vững mạnh, được các cấp, tổ chức ghi nhận đánh giá và khen thưởng. Nhiều cá nhân công chức của đơn vị có sáng kiến cải tiến áp dụng hiệu quả trong thực tiễn công tác và đạt các danh hiệu thi đua, được nhận bằng khen, giấy khen của các cấp. Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Giám đốc phụ trách KBNN Tuyên Quang cho biết, trước yêu cầu đổi mới công tác quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay, KBNN Tuyên Quang tiếp tục bám sát các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm công tác quản lý thu - chi NSNN trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao nhất; tham mưu kịp thời, phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế trong việc điều hành kinh tế - ngân sách, quản lý các khoản thu NSNN; kiểm soát chi

ngân sách gắn với tiết kiệm chi tiêu công theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, cấp ủy, chính quyền địa phương. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai dịch vụ công trực tuyến trong quản lý Nhà nước; tổ chức triển khai có hiệu quả các phong trào thi yêu nước phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Cơ cấu tổ chức của KBNN Tuyên Quang hiện nay như sau:

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy KBNN Tuyên Quang

(Nguồn: Tổ Tổng hợp - Hành chính KBNN Tuyên Quang)

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng như sau: - Phòng Kế toán Nhà nước:

+ Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tỉnh trong việc: Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách; Kiểm soát các

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC PHÒNG KIỂM SOÁT CHI PHÒNG THANH TRA KIỂM TRA PHÒNG TÀI VỤ- QUẢN TRỊ

74

Từ năm 2017 - 2019, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang cơ bản đều tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,79%/năm. Năm 2017 tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản thanh toán qua Kho bạc là 661.065 triệu đồng, năm 2018 số vốn này là 754.952 triệu đồng tăng so với năm 2017 là 93.887 triệu đồng (tăng 14,2%). Đến năm 2019 tổng số vốn đầu tư XDCB là 1.061.808 triệu đồng tăng mạnh 40,65% so với năm 2018. Để sớm đạt được kế hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 đã đề ra, từ năm 2017 - 2019 tỉnh triển khai nhiều dự án trọng điểm như phát triển đô thị khu vực trung tâm thành phố tại phía hữu ngạn Sông Lô, phát triển hệ thống giao thông của TP Tuyên Quang, hệ thống giao thông dọc hai bờ Sông Lô… Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thanh toán trong giai đoạn này thuộc ngân sách địa phương nhiều hơn nhiều lần so với vốn thanh toán thuộc ngân sách trung ương bởi vì nguồn vốn do do ngân sách trung ương quản lý tập trung ở các bộ ngành và một số công trình liên tỉnh do Phòng kiểm soát chi - Sở giao dịch KBNN quản lý, còn nguồn vốn thuộc ngân sách địa phương quản lý, tuy giá trị trung bình của một dự án do trung ương quản lý nhưng do số lượng các dự án của địa phương nhiều nên số vốn được thanh toán cho địa phương cũng nhiều hơn, theo số liệu ở bảng 3.7 thì năm 2017 số tiền thanh toán là 661.065 triệu đồng trong đó công trình, dự án ngân sách địa phương 627.779 triệu đồng được bố trí cho 532 công trình, năm 2018, tổng số tiền thanh toán của NS địa phương là 729.741 triệu đồng đầu tư cho 597 công trình, năm 2019 con số này là 1.061.808 triệu đồng đầu tư 953 công trình.

Tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Các khoản chi đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2017 - 2019 tập trung chủ yếu là các khoản chi về đầu tư xây dựng cơ bản. Trong giai đoạn này tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành triển khai thực hiện nhiều dự án công trình trọng điểm nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng và các tuyến giao thông chính trên địa bàn, Các nguồn vốn đầu tư hiện nay chủ yếu bằng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, qua đó Tỉnh vẫn chưa chủ động được nguồn vốn trong quá trình thực hiện dự án, điều này ít nhiều gây khó khăn cho KBNN Tuyên Quang trong quá trình thực hiện thanh toán vốn, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư.

Bảng 3.8. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Tuyên Quang

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Kế hoạch vốn Giải ngân % so với kế hoạch Kế hoạch vốn Giải ngân % so với kế hoạch Kế hoạch vốn Giải ngân % so với kế hoạch Ngân sách TW 34.879 33.286 95,43 27.561 25.211 91,47 55.329 54.067 97,72 Ngân sách địa phương 723.776 627.779 86,74 778.315 635.854 81,70 1.067.893 1.061.808 99,43 Cộng 758.655 661.065 87,14 805.876 661.065 82,03 1.123.222 1.061.808 94,53

(Nguồn: Báo cáo kiểm soát chi KBNN Tuyên Quang)

Tình hình thực hiện giải ngân vốn NSNN đầu tư XDCB qua 3 năm có sự biến động theo chiều hướng tăng lên. Nếu năm 2017, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn kế hoạch là 87,14% thì năm 2018 tỷ lệ này đạt 82,03% và năm 2016 đạt 94,53%. Tuy nhiên theo những tỷ lệ này thì tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa thực sự tốt lắm, trong cả ba năm chưa đạt được kế hoạch giải ngân như đã đề ra. Nguyên nhân là do tình hình khó khăn về nguồn thu vì vậy mà huyện chưa chủ động được nguồn vốn, có nhiều dự án, công trình đang thi công phải tạm ngưng do thiếu vốn đầu tư. Bên cạnh đó tiến độ thi công dự án chậm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan như biến động giá cả của thị trường so với thời điểm được phê duyệt của dự án chậm tiến độ do phải điều chỉnh tổng dự toán; hay như do các thủ tục hành chính còn rườm rà kéo dài thời hạn được thanh toán vốn của dự án; việc tổ chức đấu thầu còn chậm, năng lực một số chủ đầu tư và nhà thầu còn hạn chế, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc… Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư vốn của các công trình XDCB trên địa bàn.

Nếu xét cho từng nguồn vốn thì vốn hỗ trợ từ trung ương giải ngân khá tốt và tỷ lệ này qua 3 năm lần lượt là 95,43%, 91,47% và 97,72%. Nguồn vốn ngân sách địa phương thực hiện thì giải ngân chậm hơn, năm 2017 đạt 87,14% vốn kế hoạch, năm

76

2018 là 82,03% và năm 2019 là 99,43%. Đây là nỗ lực lớn của Tỉnh trong điều kiện nền kinh tế suy thoái.

Tình hình từ chối thanh toán vốn thông qua kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Bảng 3.9. Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua KBNN Tuyên Quang

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Số Công trình, dự án thực

hiện theo kế hoạch Dự án 532 817 953

2 Tổng số vốn theo kế hoạch Triệu đồng 758.655 805.876 1.123.222 3 Tổng số thanh toán Triệu đồng 661.065 754.952 1.061.808 4 Số Hồ sơ đề nghị thanh toán Hồ sơ 482 779 917

5 Số Hồ sơ bị từ chối Hồ sơ 162 119 85

- Từ chối do chưa đủ hồ sơ

theo quy định Hồ sơ 47 0 11

- Từ chối do sai biểu mẫu

theo quy định Hồ sơ 89 18 49

- Từ chối do sai nội dung với

dự toán được phê duyệt Hồ sơ 0 0 0

- Từ chối do sao nội dung mục

lục ngân sách, sai nguồn Hồ sơ 23 78 35

- Từ chối do vượt dự toán

được phê duyệt Hồ sơ 0 25 0

- Từ chối do vượt kế hoạch

vốn được cấp Hồ sơ 0 17 0

6 Tổng số tiền từ chối thanh

toán Hồ sơ 52.423 57.125 42.777

7 Tỷ lệ từ chối thanh toán so

với số tiền đề nghị % 7,93 7,57 4,03

Số liệu bảng 3.9 cho thấy, tổng số hồ sơ mà các chủ thầu gửi về cho kho bạc đề nghị thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong từ năm 2017 - 2019 là 2.302 hồ sơ, với tổng số tiền tương ứng 2.687 tỷ đồng, năm 2017 có 532 hồ sơ, tổng số tiền là 758.655 triệu đồng; năm 2018 có 597 hồ sơ với tổng số tiền là 805.876 triệu đồng,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)