Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 107 - 110)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Đánh giá công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN

3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Nhà nước và sự chỉ đạo từ Trung ương. Hệ thống văn bản quản lý đầu tư công còn thiếu đồng bộ, thiếu những chế tài cần thiết. Hệ thống văn bản quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung thường xuyên nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, khó áp dụng vào thực tiễn. Thêm vào đó, các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay chủ yếu là các văn bản dưới luật, trong khi lĩnh vực này đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng hệ thống văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, là cơ sở quản lý, điều hành ngân sách. Chưa có các chế tài đủ mạnh, đử sức răn đe các đối tượng vi phạm quy trình quản lý đầu tư công từ NSNN. Chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm. Luật NSNN hiện nay chỉ quy định việc lập dự toán ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, ttrong thực tế, khi quyết định các chính sách chi hoặc quyết định các dự án chi đầu tư xây dựng cơ bản… có nghĩa là hình thành các nhu cầu chi nhiều năm. Như vậy, nếu không xây dựng một khung chi tiêu trung hạn hay ngân sách nhiều năm thì các cơ quan, ban, ngành, địa phương phải đối mặt với mâu thuẫn là nhiệm vụ thì có, nhưng không rõ nguồn tài trợ cho các nhiệm vụ này ở đâu. Ở mức độ khái quát hơn, việc không có được một khung chi tiêu trung hạn, không có các ước tính hợp lý về khả năng nguồn lực dành cho khu vực công có nghĩa là không thể phân tích, đánh giá, lựa chọn các dự án, đề án chi tối ưu cho một gia đoạn, không thể đảm bảo tính chủ động trong việc lập kế hoạch, bố trí nguồn vốn một cách hiệu quả. Không dự báo được khả năng nguồn lực cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những tình trạng các cơ chế, chính sách thường quá tải, không có nguồn lực đối ứng để thực hiện. Hệ quả là nguồn lực có xu hướng bị phân bổ, dàn trải cho mỗi cơ chế, chính sách, mỗi lĩnh vực, địa phương nào đó, chứ ít căn cứ vào nhu cầu, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Chưa có các quy chế về khung chỉ tiêu trung hạn, đặc biệt là kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn liền với kết quả đầu ra.

Thứ hai, đối với KBNN, cơ quan Tài chính và Ban ngành liên quan, công tác tuyên truyền luật NSNN và các văn bản liên quan chưa thực sự hiệu quả. Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN, và các văn bản hướng dẫn, bổ sung sửa đổi về đầu tư công đến các cơ quan, đơn vị chưa được phổ biến, chưa đạt được mực tiêu đề ra, do vậy nhận thức quản lý đầu tư công cũng như các văn bản liên quan của các cán bộ làm công tác tài chính còn hạn chế, dẫn đến trong quá trình sử dụng ngân sách kém hiệu quả thậm trí còn thực hiện sau chế độ hiện hành.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư và xử lý vi phạm trong đầu tư XDCB, chi tiêu tài chính chưa được tiến hành thường xuyên. Việc kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh, còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị , chủ đầu tư còn sai phạm để làm gương cho người khác. Đây là một nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư công.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư còn thiếu về số lượng, yếu về chất, đặc biệt ở các cơ quan Tài chính cấp huyện, xã chưa đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu đặt ra hiện nay.

Hiện nay Bộ Tài chính đã giao KBNN chủ trì thực hiện cải cách hệ thống thông tin quản lý NSNN (TAMIS), giao cho cơ quan tài chính đảm nhận khâu nhập dự toán. Với một khối lượng công việc lớn như thế, trong khi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác nhập dự toán của các cơ quan tài chính thì quá mỏng hạn chế cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, dẫn đến tình trạng lập dự toán vào hệ thống quá chậm và thiếu đặc biệt là những món có cam kết chi, gây ách tắc cho quá trình kiểm soát chi đầu tư của KBNN. Do vậy cần phải có chế tài quy định cụ thể về trách nhiệm và sự phối hợp giữa cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình quản lý dự toán đầu tư từ NSNN.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư công chưa được chặt chẽ. Đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính - Kho bạc Nhà nước - Sở Kế hoạch & đầu tư. Chủ đầu tư chưa được nhịp nhàng, đồng bộ, số liệu chi ngân sách còn khập khiễng

96

giữa các sở, ban ngành, vì vậy sẽ khó đưa ra các tham mưu sát thực, kịp thời phục vụ quá trình điều hành ngân sách trên địa bàn.

Thứ ba, nguyên nhân từ phía các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa chấp hành tốt các cơ chế, chế độ của Nhà nước về quản lý đầu tư. Đồng thời chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý đầu tư.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi các dự án đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)