6. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Công ty đã có định hướng đúng đắn trong chính sách kinh doanh chung và chính sách Marketing- mix trong việc phát triển thị trường. Song nó vẫn còn chức nội bộ, điều kiện riêng của công ty, công tác cán bộ và kế hoạch, các hoạt động hỗ trợ marketing làm cho việc áp dụng marketing của công ty chưa đạt hiệu quả.
Về chính sách sản phẩm: Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa có hệ
thống, chuyên sâu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Do vậy những nhu cầu của khách hàng công ty chưa nắm bắt đầy đủ và kịp thời, cũng như chưa đưa ra được các biện pháp kịp thời và nhanh nhạy. Ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường cũng hạn chế nên hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường và việc triển khai các nỗ lực marketing - Mix còn hạn chế.
Một vấn đề nữa mà cũng là vấn đề tồn tại không nhỏ trong việc áp dụng marketing đó là công ty làm marketing nhưng cán bộ hiểu biết về marketing-Mix, năng lực chuyên môn marketing-Mix lại hầu như không có. Việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường đều do nhân viên kinh doanh của công ty đảm nhiệm, các quyết định marketing chỉ là các quyết định định tính, dựa trên kinh nghiệm kinh doanh.
Điều đó dẫn đến việc hoạch định chiến lược marketing bị hạn chế, việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động thị trường cũng bị hạn chế. Sản phẩm của công ty tuy đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng chưa tập trung vào những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.
Về chính sách giá: Công ty chỉ sử dụng duy nhất phương pháp định giá
dựa vào chi phí như hiện nay. Công ty chưa áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp định giá như định giá dựa vào nhu cầu và định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh.
Về chính sách phân phối: Trong kênh phân phối, các trung gian phân
phối đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa Công ty và khách hàng. Nhưng công ty chưa mở rộng kênh phân phối, quản trị tốt hệ thống phân phối sẽ góp phần tăng sản lượng tiêu thụ, quảng bá rộng rãi sản phẩm đến người tiêu dùng. Ngoài ra, việc nắm bắt thông tin phản hồi của khách hàng thông qua các nhà phân phối cũng là một cách làm hiệu quả để có thể nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng, là cơ sở của những thay đổi cho phù hợp, từ đó nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Về chính sách xúc tiến thương mại: Công ty chưa có sự đầu tư thích
đáng cho hoạt động xúc tiến khuếch trương, chưa có nhiều những biện pháp quảng cáo, giao tiếp để thu hút khách hàng, chỉ chủ yếu dựa vào mối quan hệ làm ăn lâu năm do vậy mà thị trường của công ty còn bị hạn chế. Về mở rộng thị trường thì công ty mới chỉ tập trung vào thị trường tiêu thụ là các khách hàng truyền thống, là các công ty đã có mối quan hệ kinh doanh với công ty việc mở rộng thị trường ra các tỉnh thành khác công ty còn hạn chế nhiều.
Các chính sách của các công ty đều gần như tương đồng nhau, vậy nên việc làm khách hàng ít tin tưởng và yên tâm khi mua sản phẩm.
Ngoài ra, Công Ty những năm qua mới áp dụng các phối thức marketing đơn giản nên phần nào cũng tăng đượng ít doanh thu và lợi nhuận. Do vậy mà Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động liên quan phối thức marketing mạnh hơn nữa để giúp công ty nâng cao hơn kết quả kinh doanh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã tiến hành phân tích số liệu sơ cấp kết hợp với số liệu thứ cấp để đánh giá toàn diện về hoạt động Marketing cho sản phẩm rơm nhân tạo của công ty. Qua phân tích cho thấy công ty có những ưu điểm so với các công ty khác. Những ưu điểm này giúp gia tăng khả năng cạnh tranh cho công ty trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đạt được, quá trình phân tích cũng cho thấy những khuyết điểm hiện nay công ty cần phải khắc phục. Cụ thể, trong chương 4, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp để khắc phục những điểm yếu này.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY CPĐT THƯƠNG MẠI