6. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Xây dựng chính sách giá linh hoạt
Thứ nhất, công ty áp dụng chiến lược giá thấp để cạnh tranh với những đối thủ trên thị trường.
Đây là chiến lược định giá sản phẩm mới được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ những công ty cung cấp thực phẩm đến những nhà phân phối bán lẻ. Các nhà kinh doanh cắt giảm tối đa những chi phí liên quan để đặt tầm ngắm vào những khách hàng ham giá rẻ.
Chiến lược giá rẻ này sẽ rất hiệu quả với những công ty vừa và nhỏ như công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Hoài Linh. Tuy nhiên chiến lược giảm giá cho những khách hàng thân thiết lại là một sự lựa chọn tuyệt vời. Việc giảm chi phí đồng thời tăng giá trị cho người mua đó là cách thức gia tăng giá cho công ty lẫn khách hàng. Giá trị khách hàng nhận được sẽ được hình thành từ giá trị sử dụng của hàng hóa và khoản tiền bỏ ra để mua hàng hóa đó, còn giá trị công ty nhận được sẽ hình thành từ giá bán hàng hóa và cơ cấu chi phí. Do đó sự đổi mới giá trị chỉ đạt được khi toàn bộ hệ thống các hoạt động liên quan đến giá trị sử dụng, giá cả và chi phí trong công ty có sự tương xứng. Cách tiếp cận hệ thông một cách tổng thể trong việc hình thành một phân khúc thị trường mới đã tạo nên tính ổn định cho chiến lược này.
Thứ hai, công ty sử dụng chiến lược giá hớt váng
Khách hàng của công ty hầu như là các khách hàng mới nên công ty áp dụng phương pháp định giá này để tối đa hóa doanh số và thu hút khách hàng. Lợi ích điển hình của chiến lược giá hớt váng là nó cho phép công ty tối đa hóa
lợi nhuận với những khách hàng không nhạy cảm về giá, và sau đó là thu hút các đối tượng
khách hàng ở mức giá khác nhau.
Chiến lược này không chỉ giúp công ty bù đắp được phần nào chi phí nghiên cứu sản phẩm và sản xuất ban đầu mà còn tạo ra một ảo giác cho người tiêu dùng về sự độc quyền khi ra mắt.
Thứ ba, công ty tham gia chiến lược định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng
Chiến lược này dùng để tác động đến cảm xúc của khách hàng hơn là logic. Tùy vào định vị thương hiệu và mục tiêu chiến lược giá mà nhân viên công ty ứng dụng linh hoạt khác nhau. Vì người tiêu dùng còn có tâm lý “tiền nào của nấy”, nên nếu định vị thương hiệu cao cấp thì không nên để khách hàng có tâm lý rằng sản phẩm của mình giá rẻ, vì họ sẽ nghĩ rằng “giá rẻ” tương đương với “hàng không tốt”, không đạt được mục tiêu marketing ban đầu.
Thứ tư, công ty có thể áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp định giá như định giá dựa vào nhu cầu và định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh.
Đế áp dụng phương pháp định giá dựa vào nhu cầu Công ty cần thực hiện nghiên cứu sự hài lòng, sở thích và nhu cầu của khách hàng đối với từng mẫu sản phẩm khác nhau. Dựa trên sự đánh giá của khách hàng, Công ty có thể định giá phân loại cho các mẫu sản phẩm, sản phẩm nào được khách hàng yêu thích hơn sẽ có giá cao hơn một chút so với các sản phẩm không được yêu thích bằng. Khách hàng sẽ đồng ý chi thêm tiền để có được sản phẩm mình thích.”
Đối với phương pháp định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh, Công ty sẽ đưa ra mức giá của mình căn cứ trên mức giá mà đối thủ cạnh tranh đang áp dụng.“Mức giá nó thể tương đương hoặc thấp hơn giá của đối thủ nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Căn cứ theo chu kỳ sống của sản phẩm, Công ty nên áp dụng các mức giá linh hoạt để có thể cạnh tranh trên thị trường.