Nội dung phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 35 - 38)

Đề thực hiện phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp Luật, văn bản dưới Luật: Luật Thương mại, Luật xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định, Thông tư… Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu là hoạt động quản lý của nhà nước về kinh tế. Bao gồm các hoạt động quản lý nhà nước về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu. Nội dung nghiên cứu về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu bao gồm các nội dung sau:

1.2.2.1. Quán triệt chủ trương, ban hành chính sách, quy định về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu.

Để thực hiện công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu Nhà nước quán triệt các chủ trương, ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản pháp luật làm căn cứ, hành lang pháp lý. Căn cứ vào đó lực lượng quản lý thị trường có cơ sở để thực hiện vai trò quản lý của mình. Ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản liên quan tới phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu một cách thống nhất giữa các cơ quan, đồng bộ từ trên xuống dưới giúp hệ thống hành chính vận hàng một cách hiệu quả và đáp ứng sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Việc thực hiện ban hành các chính sách về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu cần có sự phối hợp giữa các cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tránh bỏ sót, bỏ lọt tội phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế.

Công tác quán triệt chủ trương, ban hành chính sách quy định về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại Cục Quản lý thị trường Hà Nội được thể

hiện trên các nội dung như hệ thống các văn bản chính sách được ban hành, số lượng kế hoạch, chương trình hành động, các văn bản chỉ đạo kiểm tra, số lượng tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh (Nguồn: Ban chỉ đạo 389)

1.2.2.2. Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu gồm nhiều cơ quan khác nhau như: Bộ Công thương, Bộ Công an, Hải quan, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ khoa học và công nghệ, Ủy ban nhân dân các cấp…đóng vai trò đặc biệt quan trọng là lực lượng quản lý thị trường từ trung ương đến địa phương. (Nguồn: Bộ Công thương, 2020) Lực lượng QLTT đã được tổ chức lại từ cuối năm 2018 theo mô hình ngành dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

Ở Trung ương, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo 389 quốc gia) được thành lập theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thay thế vai trò công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 127 trung ương trước đây.

Ở địa phương, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất- kinh doanh hàng giả; phối hợp với các Sở, ngành liên quan; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có chức năng; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia các nội dung liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, thành phố. (Nguồn:

Tổng cục quản lý thị trường)

Nghiên cứu các nội dung về cơ cấu các phòng ban, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, cơ cấu, số lượng cán bộ công chức, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ…của Cục quản lý thị trường Hà Nội để thấy rõ thực trạng phân công trong công tác phòng chống đồng thời cho thấy sự phân công chức năng nhiệm vụ, thực trạng cơ cấu tổ chức cán bộ, lực lượng quản lý. Đánh giá ảnh hưởng của công tác tổ chức cán bộ tới công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại Cục Quản lý thị trường Hà Nội.

1.2.2.3. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu.

Các biện pháp nghiệp vụ là công cụ chính giúp lực lượng quản lý thị trường Hà Nội triển khai thực hiện nhằm phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn. Các biện pháp nghiệp vụ được nghiên cứu bao gồm tuyên truyền, quản lý địa bàn, thẩm tra, xác minh, trinh sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin do cán bộ, công chức Quản lý thị trường áp dụng để phát hiện kịp thời các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa nhập lậu, công tác phối hợp với các bên liên quan.

Trình tự nghiệp vụ thẩm tra, xác minh đã được quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2020 (Trước đó là Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013) của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng quản lý thị trường. (Nguồn: Bộ Công thương, 2020)

1.2.2.4. Kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh hàng nhập lậu

Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật của các phòng ban, các đội quản lý thị trường trong quá trình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành

chính về kinh doanh hàng nhập lậu. Nghiên cứu quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm, xử lý hàng tạm giữ có đảm bảo đúng quy trình, quy định của pháp luật hay không. Quy trình xử lý đối với hàng hóa tịch thu, cách thức, phương thức xử lý đối với các loại hàng hóa nhập lậu là hàng thật, chất lượng tốt và các loại hàng hóa là hàng giả, hàng kém chất lượng. Kiểm tra việc nghiên cứu các văn bản chính sách, hệ thống các văn bản pháp luật của cán bộ, công chức. Việc thực hiện công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại của các đơn vị. Kết quả xử lý vi phạm hành chính, số vụ, số tiền xử phạt hành chính, số tiền thu nộp ngân sách nhà nước khi xử phạt kinh doanh hàng nhập lậu qua các năm. Công tác kiểm tra nội bộ trong ngành, việc chấp hành quy định pháp luật về kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với cán bộ, công chức. (Nguồn: Tổng Cục Quản lý thị trường, 2020)

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w