Khái quát về Cục Quản lý thị trường Hà Nội

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 58 - 63)

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập ngày 03/7/1957, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội (trước ngày 12/10/2018 là Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội trực thuộc Sở Công Thương Hà Nội) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở Cục Quản lý thị trường Hà Nội theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục Quản lý thị trường đã được Thủ tường Chính phủ phê duyệt; được

thành lập theo Quyết định số 3668/QĐ-BCT ngày 11/10/2018 của Bộ Công thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường. Cục có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Chú thích:

: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ phối hợp

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

Từ đầu năm 2020 Cục QLTT thành phố Hà Nội hiện tại có 25 Đội QLTT, trong đó 22 Đội phụ trách địa bàn các quận, huyện, thị xã và 03 đội QLTT cơ động.

Phòng Tổ chức – hành chính: có chức năng tham mưu cho Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội về: công tác cán bộ, công chức, biên chế, lao động và tiền lương;

Phòng kiểm tra – Phối hợp liên ngành 25 Đội QLTT (Cơ động, địa bàn các quận, huyện, thị xã Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp Phòng Thanh tra – Pháp chế Phòng Tổ chức - hành chính Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Cục trưởng

Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu, tổ chức bộ máy tại Cục Quản lý thị trường Hà Nội

cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác chính trị nội bộ; công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, cải cách hành chính, kế toán; công tác thi đua khen thưởng; hợp tác quốc tế, đối ngoại; quản lý tài chính, tài sản và các chương trình kế hoạch làm việc của Cục.

Phòng Thanh tra – pháp chế: Tham mưu giúp Cục trưởng Cục QLTT về các vấn đề: Công tác thanh tra chuyên ngành; thanh tra nội bộ; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong khi thực thi công vụ của cán bộ quản lý thị trường Hà Nội; các vấn đề tố tụng và các vấn đề pháp lý.

Phòng Nghiệp vụ - tổng hợp: Thực hiện quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất sứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại khác theo quy định của pháp luật, tổng hợp và báo cáo kết quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính của Cục.

Phòng kiểm tra – phối hợp liên ngành: có chức năng kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của các Đội Quản lý thị trường trực thuộc và hoạt động công vụ của công chức Cục. Phụ trách theo dõi công tác phối hợp liên ngành.

Các Đội QLTT: Có chức năng giúp Cục trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn quản lý và lĩnh vực được giao.

Bảng 3.3. Các Đội Quản lý thị trường và địa bàn quản lý

STT Tên đội Địa bàn quản lý

1 Đội QLTT số 1

Đội cơ động kiểm tra thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn toàn thành phố.

2 Đội QLTT số 2 Quận Hoàn Kiếm 3 Đội QLTT số 3 Quận Ba Đình 4 Đội QLTT số 4 Quận Đống Đa 5 Đội QLTT số 5 Quận Hai Bà Trưng 6 Đội QLTT số 6 Quận Nam Từ Liêm 7 Đội QLTT số 7 Huyện Thanh Trì 8 Đội QLTT số 8 Huyện Gia Lâm

9 Đội QLTT số 9 Huyện Đông Anh, quận Tây Hồ 10 Đội QLTT số 10 Huyện Sóc Sơn và Huyện Mê Linh 11 Đội QLTT số 12 Quận Thanh Xuân

12 Đội QLTT số 13 Quận Cầu Giấy

13 Đội QLTT số 14 Đội cơ động kiểm tra thị trường, chống hàng giả trên địa bàn toàn thành phố. 14 Đội QLTT số 15 Quận Hoàng Mai

15 Đội QLTT số 16 Quận Long Biên

16 Đội QLTT số 17

Đội cơ động kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn toàn thành phố.

STT Tên đội Địa bàn quản lý

18 Đội QLTT số 20 Huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng 19 Đội QLTT số 22 Huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai 20 Đội QLTT số 23 Huyện Ứng Hòa và huyện Mỹ Đức 21 Đội QLTT số 24 Huyện Hoài Đức

22 Đội QLTT số 25 Huyện Chương Mỹ

23 Đội QLTT số 26 Quận Hà Đông, Huyện Thanh Oai 24 Đội QLTT số 28 Quận Bắc Từ Liêm

25 Đội QLTT số 29 Huyện Phú Xuyên, huyện Thường Tín

(Nguồn: Cục Quản lý thị trường Hà Nội)

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w