Triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng chống kinh doanh hàng

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 78 - 88)

kinh doanh hàng nhập lậu

3.3.3.1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được Cục QLTT Hà Nội duy trì thường xuyên. Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo các Đội QLTT phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong kinh doanh thương mại tới các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn thành phố; vận động người tiêu dùng không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, và các hoạt động vi phạm pháp luật kinh doanh. Ngoài ra, chỉ đạo các Đội QLTT phối hợp với các cơ quan địa phương phát tờ rơi, áp phích và phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh các phường, xã, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn về công tác đấu tranh phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu.

Hằng năm, với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 Thành phố, Cục QLTT Hà Nội đã tham mưu xây dựng và triển khai các Kế hoạch tuyên truyền phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu như:

Bảng 3.9. Kế hoạch tuyên truyền từ 2018 - 2020

Năm Số KH Nội dung

30/01/2018 05/KH- BCĐ389/TP

Về tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội

23/5/2019 14/KH- BCĐ389/TP

Về tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

04/3/2020 03/KH- BCĐ389/TP

Về tuyên truyền trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố năm 2020.

(Nguồn: Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội)

Thực hiện ký kết triển khai công tác tuyên truyền với các cơ quan, đơn vị truyền thông như:

Bảng 3.10. Kết quả phối hợp tuyên truyền

Năm Đơn vị phối hợp

2017 Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, Kênh truyền hình Quốc Hội.

2018

Phối hợp với Đài Truyền hình Trung ương, Đài Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Quốc hội, Báo Công Thương, Báo Hà Nội mới, báo An ninh Thủ đô và các báo, đài truyền hình

2019 Phối hợp với 04 Đài truyền hình (Đài truyền hình VTV1, Đài truyền hình Hà Nội, Truyền hình An ninh ATV, Truyền hình VOV) để sản xuất 30 tin và 44 phóng sự phát trên Đài; với 06 báo (Báo Công Thương, Báo Hà Nội mới, Báo An ninh Thủ đô, Báo Lao động, Báo Thương hiệu và Công luận, Báo Kinh tế đô thị) để sản xuất 92 tin và 35 bài đăng trên các

Năm Đơn vị phối hợp

báo nhằm thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về kết quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, vi phạm ATTP và gian lận thương mại của các lực lượng chức năng trong BCĐ 389/TP.

2020

Phối hợp với 06 Đài truyền hình (Đài truyên hình VTV1, Đài truyền hình Hà Nội, Truyền hình An ninh ATV, Truyền hình VOV, Trung tâm truyền hình Nhân dân, Trung tâm truyền hình Thông tan) để sản xuất 44 tin và 61 phóng sự phát trên Đài; vơi 07 báo (Báo Công Thương, Tạp chí công thương, báo Hà Nội mới, Báo An ninh thủ đô, Báo Lao động, Báo Thương hiệu và công luận, Báo kinh tế đô thị) để sản xuất 46 tin vào 109 bài đăng trên các báo nhằm thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về kết quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, vi phạm ATTP và gian lận thương mại của các lực lượng chức năng trong BCĐ 389/TP

(Nguồn: Cục Quản lý thị trường Hà Nội)

Cục QLLT Hà Nội với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 Thành phố đã chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã triển khai việc tổ chức cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố ký cam kết không vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm.

+ Tính đến ngày 19/12/2020 đã chỉ đạo và tham gia tổ chức ký được 19.662 bản cam kết đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố.

Năm 2019, Cơ quan thường trực BCĐ 389/TP đã tiếp nhận và xử lý gần 100 thông tin phản ánh từ báo chí về tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong quá trình triển khai nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, các Đội QLTT đã thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, các nhân nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh thương mại.

Với mặt bằng trình độ dân trí cao, nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng cũng như người kinh doanh ngày càng được nâng cao. Công tác quản lý cũng vì thế trở nên thuận lợi hơn, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức được quyền lợi của mình mà tố giác các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập lậu, làm giảm chi phí phát hiện, theo dõi, nhân mối, xác minh cho các cơ quan chức năng.

Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập, sự gia tăng về khối lượng hàng hóa của nhiều quốc gia khác nhau, hạn chế về mặt ngôn ngữ nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn vi phạm pháp luật kinh doanh hàng hóa nhập khẩu. Do đó, cần các cơ quan quản lý cần phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tập huấn phân biệt, nhận dạng hàng chính hẵng.

3.3.3.2. Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hằng năm, trong từng lĩnh vực

Thực hiện quyết định số 1872/QĐ-TCQLTT ngày 03/11/2020 của Tổng cục Quản lý thị trường về việc áp dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS) vào hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện trong toàn lực lượng từ ngày 01/12/2020. Về cơ bản, việc áp dụng hệ thống đã triển khai tại văn phòng Cục và các Đội Quản lý thị trường.

Hằng năm, Cục Quản lý thị trường Hà Nội ban hành các kế hoạch và các chỉ tiêu về số vụ, số thu nộp ngân sách, được thể hiện tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Chỉ tiêu kiểm tra xử lý vi phạm giai đoạn 2018 - 2020 Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/2018 2020/2019 Số vụ (vụ) 1.640 1.825 1.970 111,28 107,95 Số thu nộp ngân sách (Tỷ đồng) 24,15 27,75 31,25 114,91 112,61

(Nguồn: Cục Quản lý thị trường Hà Nội)

Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính là cơ sở cho hoạt động kiểm tra, giám sát – xử lý vi phạm của lực lượng QLTT thống nhất trong phạm vi quốc gia, tránh tình trạng tùy tiện, đơn giản hay phức tạp hóa hoạt động kiểm tra – xử lý thông tin không đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật. Vì vậy kiểm tra, giám sát theo đúng trình tự thủ tục để nâng cao hiệu quả công tác là điều cần thiết.

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu đều phải trải qua 5 bước:

Chuẩn bị kiểm tra Chuẩn bị kiểm tra Thực hiện kiểm tra, giám sát Thực hiện kiểm tra, giám sát Lập biên bản Lập biên bản Lập quyết định xử phạt hành chính Lập quyết định xử phạt hành chính Thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính Thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính Bước 1

Bước 1 Bước 2Bước 2 Bước 3Bước 3 Bước 4Bước 4 Bước 5Bước 5

Sơ đồ quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra

Xác định căn cứ kiểm tra: Lực lượng QLTT dựa trên các căn cứ để tiến hành các bước nghiệp vụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát. Có rất nhiều căn cứ khác nhau nhưng thông thường có 5 căn cứ chính là: (i) Dấu hiệu vi phạm pháp luật do kiểm soát viên quản lý thị trường tự trinh sát hoặc do tin báo của mạng lưới cơ sở, đơn từ khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân; (ii) Các trường hợp phạm pháp quả tang; (iii) Theo kế hoạch đã được phê duyệt; (iv) Theo ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên; (v) Theo đề nghị phối hợp của các cơ quan khác.

Điều tra trinh sát nắm chắc thông tin: Các căn cứ trên mới chỉ là dấu hiệu ban đầu, để kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao cần phải tiến hành điều tra, trinh sát kỹ càng, lựa chọn thông tin chính xác.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát:

- Sau khi có kết quả điều tra, trinh sát, muốn tiến hành kiểm tra, giám sát nhất thiết phải xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra, giám sát. Xây dựng kế hoạch, các phương án hành động, các phương án xây dựng càng chi tiết, khả thi thì hiệu quả hoạt động càng cao.

Bước 2: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát

Tại địa điểm kiểm tra, kiểm soát viên xuất trình thẻ kiểm tra và công bố Quyết định kiểm tra hoặc Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính cho đối tượng bị kiểm tra, bị khám. Tổ trưởng tổ kiểm tra phân công Kiểm soát viên kiểm tra thực tế hiện trường nơi sản xuất, kinh doanh, cất giữ tang vật, kiểm tra hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ có liên quan kèm theo đúng nội dung ghi trong Quyết định kiểm tra, quyết định khám. Tùy theo mục tiêu kiểm tra hoặc khám của từng vụ việc cụ thể mà sử dụng phương pháp kiểm tra, khám thích hợp. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện hàng hóa, tang vật vi phạm thì có quyền giữ để tiếp tục điều tra làm rõ.

Bước 3: Lập các loại biên bản

Đối với trường hợp vi phạm vắng chủ: sau khi đã tạm giữ tang vật vi phạm thì lập Quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ, nếu là hàng cấm, không dán tem thì lập ngay biên bản vi phạm hành chính, sau đó thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để truy tìm người đại diện hợp pháp số tang vật đó.

Đối với trường hợp vi phạm có chủ: lập Biên bản kiểm tra, Biên bản khám theo đúng nội dung đã thực hiện. Việc lập Biên bản này phải thực hiện với tất cả các cuộc kiểm tra, kiểm soát bất kể đối tượng kiểm tra có hay không có vi phạm. Với trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập Quyết định tạm giữ, Biên bản tạm giữ.

Đối với hàng hóa, tang vật vi phạm tạm giữ: phải tổ chức xác minh để làm rõ hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm. Mỗi lần làm việc xác minh với chủ hàng

hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan đều phải lập Biên bản làm việc kèm theo các giấy tờ, tài liệu có liên quan thu thập được.

Cuối cùng là lập Biên bản vi phạm hành chính, nó được căn cứ trên Biên bản kiểm tra, Biên bản khám ban đầu làm rõ các chứng cứ nhằm khẳng định chính xác đối tượng, hành vi vi phạm.

Trong trường hợp phạm pháp quả tang đã có đủ căn cứ để xác định đối tượng, hành vi và mức độ vi phạm quả tang thì lập ngay Biên bản vi phạm hành chính mà không cần lập Biên bản kiểm tra hay Biên bản khám.

Bước 4: Lập quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Việc lập quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Đội trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng hoặc Chủ tịch UBND các các cấp được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đúng thời hạn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (tối đa 60 ngày). Nếu không thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Quản lý thị trường thì Đội trưởng, Chi cục trưởng phải làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm vắng chủ trong thời hạn 30 ngày nếu không xác định chủ sở hữu thì Đội trưởng, Cục trưởng ra quyết định tịch thu và chuyển cho cơ quan tài chính bán đấu giá tài sản sung công quỹ nhà nước.

Bước 5: Thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định. Nếu cố tình

không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thi hành. Kết thúc quá trình kiểm tra – xử lý một vụ việc Đội trưởng, Cục trưởng cục QLTT phải tổ chức lưu giữ an toàn bộ hồ sơ vụ việc tại cơ quan theo quy định của pháp luật.

Tuân thủ đúng trình tự thực hiện các bước kiểm tra, kiểm soát giúp hạn chế những sơ xuất, thiếu sót, tiêu cực, đảm bảo đúng nguyên tắc, công bằng trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra cần có sự phối hợp tích cực với các cơ quan có liên quan.

3.3.3.3. Công tác phối hợp với các lực lượng chức năng

Phối hợp với lực lượng QLTT các địa phương: Trong năm 2018, Cục QLTT Hà Nội đã đi làm việc và ký kết bản giao ước phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm ATTP với các tỉnh phía Bắc: Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang.

Kết quả công tác phối hợp tại Cục QLTT Hà Nội trong các năm qua:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, UBND Thành phố, Cục QLTT, Ban chỉ đạo 389 thành phố, Sở Công Thương Hà Nội, Cục QLTT Hà Nội đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc trao đổi thông tin, xác minh hóa đơn, chứng từ nguồn gốc hàng hóa, việc tổ chức hoạt động của các đường dây, ổ nhóm từ tuyến biên giới về nội địa để phối hợp kiểm tra, xử lý trong công tác chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại. Tổ chức phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn như: Công an, Thuế, Hải quan, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,… kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến trọng điểm vận chuyển hàng hoá từ các tỉnh về Hà Nội, tập trung

kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, các lĩnh vực nhạy cảm như buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm SHTT, vi phạm ATTP...

Cục QLTT Hà Nội chủ động phối hợp các cơ quan chức năng trong việc trao đổi thông tin, xác minh hóa đơn, chứng từ nguồn gốc hàng hóa để kiểm tra trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,...

Về công tác ký kết quy chế phối hợp: Trong năm 2020 Cục QLTT HN đã ký kết 02 quy chế phối hợp sau:

Quy chế phối hợp số 02/QCPH-QLTTHN-HQHN ngày 18/03/2020 giữa Cục quản lý thị trường HN và Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quy chế phối hợp số 01/QCPH-QLTTHN-CAHN ngày 25/02/2020 giữa Cục QLTT HN và Công an thành phố Hà Nội trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bảng 3.12. Kết quả phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm từ 2018 – 2020

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018So sánh (%)2020/2019 1.Tổng số vụ việc đã kiểm tra, xử lý 1.433 1.351 1.141 94.28 84.46 2.Tổng số thu nộp ngân sách 33.35 40.56 45.63 121.62 112.50 - Phạt hành chính 9.45 11.69 13.37 123.70 114.37 - Trị giá hàng hóa tịch thu , tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm

23.9 28.87 32.26 120.7 111.74

Bảng 3.12. cho thấy công tác phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm luôn được quan tâm thực hiện. Giai đoạn từ 2018 – 2020, số vụ việc phối hợp với các cơ

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w