Qua mô tả, so sánh số liệu thống kê, tác giả tiến hành phân tích thông tin.
Phân tích thực trạng kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn thành phố cũng như công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu trên các phương diện:
- Căn cứ vào số liệu thống kê mô tả, so sánh thực trạng kinh doanh hàng nhập lậu qua các năm, tiến hành phân tích sự thay đổi về các loại mặt hàng, các nhóm đối tượng, thủ đoạn kinh doanh hàng nhập lậu…
- Qua thống kê về số lượng chương trình, kế hoạch công tác năm, số lượng các văn bản chỉ đạo. Tiến hành phân tích tính phù hợp, tính kịp thời trong quán triệt chủ trương, chính sách, các văn bản pháp luật về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu.
- Trên cở sở so sánh các số liệu về nguồn lực như: trình độ chuyên môn, học vấn, độ tuổi của cán bộ quản lý, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị… Phân tích thực trạng nguồn nhân lực và vật lực từ đó đưa ra đánh giá về mức độ tác động của thực trạng chất lượng nguồn lực tới năng lực phòng chống kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
- Qua thống kê mô tả, so sánh các số liệu về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm, phân tích sự tăng, giảm số lượng các vụ vi phạm giải thích nguyên nhân, phân tích số thu ngân sách và tương quan số vụ, số thu ngân sách.
- Trên cơ sở thu thập thông tin về các nhân tố ảnh hưởng tới phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu nói chung, tác giả tiến hành phân tích các yếu tố đó trrn địa bàn Hà Nội để thấy rõ sự tác động và những ảnh hưởng của nó.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG KINH DOANH HÀNG NHẬP LẬU TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm cơ bản của Thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước. Hà Nội đóng vai trò quan trọng cả về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Với vị trí chiến lược, tiếp giáp với nhiều tỉnh thành: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà Nam, Hòa Bình, là trung tâm kinh tế lớn, hoạt động thương mại phát triển, Hà Nội trở thành trung tâm để các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu và cũng là trạm trung chuyển hàng hóa để vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh thành khác.
Hình 3.1. Bản đồ thủ đô Hà Nội
* Diện tích và dân số và các đơn vị hành chính
Đến năm 2020, Thủ đô Hà Nội có diện tích 3.358,6km², nằm trong nhóm 17 thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên của sông Hồng, trong đó đồng bằng chiếm 3/4 diện tích của thành phố. Bởi vậy Hà Nội là nơi có vị trí và địa thế thuận lợi để trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học cũng như đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
Bảng 3.1. Diện tích, dân số trung bình, mật độ dân số của Hà Nội từ 2018- 2020 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/201 8 2020/2019 1 Diện tích 3.358,6 3.358,6 3.358,6 100 100 2 Dân số trung bình (Nghìn người) 7.420,1 7.520,7 8.093,9 101.36 107.62 3 Mật độ dân số (Người/km2) 2.209,0 2.239,0 2.410,0 101.36 107.64%
(Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội, 2020)
Bảng 3.1. cho thấy, diện tích thành phố Hà Nội không thay đổi trong giai đoạn 2018 – 2020, tuy nhiên dân số và mật độ dân số trung bình liên tục tăng, điều này cho thấy thị trường tiêu thụ hàng hóa ngày càng được mở rộng hơn.
Đặc điểm của khu vực thành thị là nơi tập trung đông dân cư, trong khi diện tích lại quá nhỏ (chỉ chiếm 1/10 diện tích toàn thành phố) nên khu vực này có mật độ dân số lớn là điều tất yếu.
Bảng 3.2. Diện tích, dân số thành thị, nông thôn tại Hà Nội năm 2020
Khu vực Diện tích Dân số Mật độ dân số(Người/km2)
Toàn thành phố 100% 100% 2.398
Thành thị 12,6% 49,2% 9.343
Nông thôn 87,4% 50,8% 1.394
(Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội) * Địa hình
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ¾ diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên là sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281m), Gia Dê (707m), Chân Chim (462m), Thanh Lanh (427m), Thiên Trù (378m)…Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp như gò Đống Đa, núi Nùng.
* Khí hậu
Khí hậu của Hà Nội tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông. Vì nằm trong vùng nhiệt đới, thế nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận
lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm khoảng 25ºC.
* Giao thông
Hệ thống giao thông của thủ đô Hà Nội rất thuận tiện và phong phú, là trung tâm của các tuyến đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy. Thêm vào đó là chất lượng các tuyến đường vận chuyển ngày càng được nâng cao, có nhiều tuyến đường cao tốc góp phần làm giảm thời gian vận chuyển hàng hóa đi khắp các tỉnh thành trong cả nước tiêu thụ.
Đường không: có sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm (giờ là sân bay trực thăng dịch vụ)
Đường bộ: có các xe ô tô khách xuất phát từ các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Mỹ Đình, Lương Yên, Nước Ngầm tỏa đi khắp các tỉnh phía bắc theo các quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6.
Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước, có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc).
Đường thủy: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
* Đánh giá điều kiện tự nhiên
Hệ thống giao thông thuận tiện, địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thay đổi theo mùa, với diện tích rộng, những điều kiện thuận lợi đó làm gia tăng quy mô cũng như số vụ kinh doanh hàng nhập lậu. Với
vị trí là trung tâm, Hà Nội còn là nơi tập kết, đầu mối vận chuyển các loại hàng hóa nhập lậu đi các tỉnh thành trên cả nước tiêu thụ. Là Thủ đô của Việt Nam với diện tích lớn, nhiều đơn vị hành chính, dân cư tập trung đông đúc hình thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa nhập lậu rộng lớn với nhiều tiềm năng phát triển.
Với diện tích lớn, dân số đông, nhiều đơn vị hành chính, khí hậu, địa hình bằng phẳng, vị trí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu. Với nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo khác nhau, các loại mặt hàng kinh doanh hàng nhập lậu phong phú hơn, do vậy công tác phòng chống kinh doanh hàng hóa nhập lậu của Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
3.1.2. Khái quát về Cục Quản lý thị trường Hà Nội
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập ngày 03/7/1957, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội (trước ngày 12/10/2018 là Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội trực thuộc Sở Công Thương Hà Nội) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở Cục Quản lý thị trường Hà Nội theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục Quản lý thị trường đã được Thủ tường Chính phủ phê duyệt; được
thành lập theo Quyết định số 3668/QĐ-BCT ngày 11/10/2018 của Bộ Công thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường. Cục có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Chú thích:
: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ phối hợp
3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
Từ đầu năm 2020 Cục QLTT thành phố Hà Nội hiện tại có 25 Đội QLTT, trong đó 22 Đội phụ trách địa bàn các quận, huyện, thị xã và 03 đội QLTT cơ động.
Phòng Tổ chức – hành chính: có chức năng tham mưu cho Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội về: công tác cán bộ, công chức, biên chế, lao động và tiền lương;
Phòng kiểm tra – Phối hợp liên ngành 25 Đội QLTT (Cơ động, địa bàn các quận, huyện, thị xã Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp Phòng Thanh tra – Pháp chế Phòng Tổ chức - hành chính Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Cục trưởng
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu, tổ chức bộ máy tại Cục Quản lý thị trường Hà Nội
cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác chính trị nội bộ; công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, cải cách hành chính, kế toán; công tác thi đua khen thưởng; hợp tác quốc tế, đối ngoại; quản lý tài chính, tài sản và các chương trình kế hoạch làm việc của Cục.
Phòng Thanh tra – pháp chế: Tham mưu giúp Cục trưởng Cục QLTT về các vấn đề: Công tác thanh tra chuyên ngành; thanh tra nội bộ; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo trong khi thực thi công vụ của cán bộ quản lý thị trường Hà Nội; các vấn đề tố tụng và các vấn đề pháp lý.
Phòng Nghiệp vụ - tổng hợp: Thực hiện quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất sứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại khác theo quy định của pháp luật, tổng hợp và báo cáo kết quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính của Cục.
Phòng kiểm tra – phối hợp liên ngành: có chức năng kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của các Đội Quản lý thị trường trực thuộc và hoạt động công vụ của công chức Cục. Phụ trách theo dõi công tác phối hợp liên ngành.
Các Đội QLTT: Có chức năng giúp Cục trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn quản lý và lĩnh vực được giao.
Bảng 3.3. Các Đội Quản lý thị trường và địa bàn quản lý
STT Tên đội Địa bàn quản lý
1 Đội QLTT số 1
Đội cơ động kiểm tra thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn toàn thành phố.
2 Đội QLTT số 2 Quận Hoàn Kiếm 3 Đội QLTT số 3 Quận Ba Đình 4 Đội QLTT số 4 Quận Đống Đa 5 Đội QLTT số 5 Quận Hai Bà Trưng 6 Đội QLTT số 6 Quận Nam Từ Liêm 7 Đội QLTT số 7 Huyện Thanh Trì 8 Đội QLTT số 8 Huyện Gia Lâm
9 Đội QLTT số 9 Huyện Đông Anh, quận Tây Hồ 10 Đội QLTT số 10 Huyện Sóc Sơn và Huyện Mê Linh 11 Đội QLTT số 12 Quận Thanh Xuân
12 Đội QLTT số 13 Quận Cầu Giấy
13 Đội QLTT số 14 Đội cơ động kiểm tra thị trường, chống hàng giả trên địa bàn toàn thành phố. 14 Đội QLTT số 15 Quận Hoàng Mai
15 Đội QLTT số 16 Quận Long Biên
16 Đội QLTT số 17
Đội cơ động kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn toàn thành phố.
STT Tên đội Địa bàn quản lý
18 Đội QLTT số 20 Huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng 19 Đội QLTT số 22 Huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai 20 Đội QLTT số 23 Huyện Ứng Hòa và huyện Mỹ Đức 21 Đội QLTT số 24 Huyện Hoài Đức
22 Đội QLTT số 25 Huyện Chương Mỹ
23 Đội QLTT số 26 Quận Hà Đông, Huyện Thanh Oai 24 Đội QLTT số 28 Quận Bắc Từ Liêm
25 Đội QLTT số 29 Huyện Phú Xuyên, huyện Thường Tín
(Nguồn: Cục Quản lý thị trường Hà Nội)
3.2. Tình hình kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.2.1. Đối tượng tham gia kinh doanh hàng nhập lậu
ơ
Bảng 3.4 cho thấy đối tượng quần chúng nhân dân lao động chiếm 23% trong tổng số các đối tượng tham gia kinh doanh hàng nhập lậu, đây là lực lượng đông đảo, có đủ các thành phần, lứa tuổi khác nhau tham gia khâu vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hoặc hoạt động với quy mô nhỏ. Các đối tượng này thường là những người có trình độ thấp, thiếu hiểu biết, vì hoàn cảnh khó khăn mà tiếp tay cho hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Đối tượng tư nhân, tư thương: Đây là nhóm đối tượng chủ yếu trong vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng nhập lậu, chiếm 57%. Nhóm này thường bao gồm các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp kinh doanh thương mại…với lý do thiếu hiểu biết, kém hiểu biết pháp luật, hoạt động kinh doanh thua lỗ các đối tượng trà trộn hàng nhập lậu để kinh doanh.
Đối tượng hoạt động chuyên nghiệp chiếm 10%: nhóm đối tượng này chủ yếu là những chủ thể lấy hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu làm nghề sinh sống, thường có tiềm lực về kinh tế, hoạt động một cách có hệ thống, tổ chức,
tinh vi che mắt lực lượng chức năng. Hoạt động có sự liên kết chặt chẽ, phân công trách nhiệm cụ thể giữa các đối tượng, chỉ đạo từ xa, không hề lộ diện, núp bóng dưới nhiều danh nghĩa khác và không trực tiếp áp tải, vận chuyển hàng hóa. Trường hợp bị phát hiện, bắt giữ thì người lái xe đứng ra chịu trách nhiệm và khai nhận là tự ý nhận vận chuyển thêm hàng mà không khai ra đối tượng chủ hàng hay chủ nhà xe nhằm lách luật, gây khó khăn cho công tác thẩm tra, xác minh để xử lý đúng đối tượng. Bên cạnh đó, đối tượng này luôn tìm cách móc nối với những cán bộ có chức quyền trong cơ quan nhà nước để tạo ô dù, thế lực che chắn cho hoạt động phạm pháp.
Bảng 3.4. Đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu
Đối tượng Tỷ lệ (%)