doanh hàng nhập lậu
Trong những năm qua, hàng hóa vi phạm đa dạng và có xu hướng mở rộng cùng với sự phát triển của thị trường, năm 2018 tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thiết yếu như quần áo, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, lương thực, thực phẩm… năm 2019 còn thêm các nhóm hàng như nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị, hàng công nghệ thực phẩm, hàng tiêu dùng…đến năm 2020 ngoài các nguồn hàng có xuất xứ Trung Quốc, các đối tượng chuyển sang các loại mặt hàng có chất lượng cao hơn như: Mỹ, Châu Âu, Thái Lan, Hàn Quốc..
Nhóm hàng tiêu dùng thường là: quần áo, giày dép, mỹ phẩm, rượu, thuốc lá, đồ chơi trẻ em…Nhóm hàng gia dụng như: thiết bị, đồ dùng gia đình… Nhóm đồ điện tử: điện thoại, máy tính bảng…
Bảng 3.5. Cơ cấu các loại nhóm hàng trong kinh doanh nhập lậu giai đoạn 2018 - 2020 ĐVT: % Năm Nhóm hàng 2018 2019 2020 Hàng tiêu dùng 48 43 37 Hàng gia dụng 21 17 14
Đồ điện tử, máy móc thiết bị công nghệ 13 20 22
Thực phẩm chức năng 6 6 7
Khác 12 14 20
Tổng cộng 100 100 100
(Nguồn: Cục QLTT Hà Nội)
Bảng 3.5 cho thấy trong cơ cấu các loại nhóm hàng thì nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỷ lệ lớn nhất qua các năm (48%-37%). Từ năm 2018 đến năm 2020, các nhóm mặt hàng trong kinh doanh hàng nhập lậu có sự thay đổ theo hướng: Tăng tỷ lệ các nhóm hàng điện tử, máy móc thiết bị công nghệ; hàng thực phẩm chức năng và nhóm hàng khác, nhóm hàng khác gồm nhóm hàng như nguyên liệu sản xuất, hàng công nghệ thực phẩm…. Giảm tỷ lệ các nhóm hàng: hàng tiêu dùng, hàng gia dụng. Có thể nhận thấy, năm 2019 nhóm hàng đồ điện tử, máy móc thiết bị công nghệ tăng cao nhất từ 13% năm 2018 lên 20% năm 2019. Điều này là do từ năm 2019 xuất hiện dịch Covid do vậy việc kinh doanh các loại máy móc, thiết bị y tế nhập lậu tăng. Năm 2018 các nhóm hàng khác chỉ chiếm 12% nhưng đến năm 2020 tỷ lệ này là 20%, điều này cho thấy rằng xu
hướng mở rộng các loại mặt hàng trong kinh doanh hàng nhập lậu ngày càng mở rộng hơn, đa dạng, phong phú về chủng loại hơn.