Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 73 - 78)

doanh hàng nhập lậu

3.3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Năm 2020, Cục Quản lý thị trường Hà Nội có 5 phòng chuyên môn và 25 Đội Quản lý thị trường các quận, huyện, thị xã. Trong tổng số các cơ quan chuyên môn tại Cục Quản lý thị trường Hà Nội, có đội quản lý thị trường số 1 là Đội cơ động kiểm tra thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn toàn thành phố. Có thể thấy, Cục đã phân công nhiệm vụ tương đối rõ ràng, có bộ phận phụ trách riêng về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu.

Bảng 3.8. Số lượng cán bộ, công chức Cục Quản lý thị trường Hà Nội Đơn vị: Người STT 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/201 8 2020/2019 I. Theo giới tính 1 Nam 471 364 350 77,3 96,2 2 Nữ 174 163 165 93,7 101,2 II. Theo trình độ 1 Sau Đại học 54 47 48 87,0 102,1 2 Đại học 446 374 366 83,9 97,9 3 Cao đẳng 15 19 22 126,7 115,8 4 Trung cấp 42 33 30 78,6 90,9 5 Sơ cấp 88 55 49 62,5 89,1

III. Theo độ tuổi

1 Từ 20 đến 30 116 115 129 99,1 112,2

2 Từ 31 đến 40 180 174 180 96,7 103,4

3 Từ 41 đến 50 252 169 144 67,1 85,2

4 Từ 50 đến 60 97 69 62 71,1 89,9

IV. Theo đơn vị

1 Phòng chuyên môn 460 381 380 82,8 99,7

2 Đội QLTT 185 146 135 78,9 92,5

Tổng số 645 527 515 81,7 97,7

Xét về số lượng công chức, cán bộ làm công tác quản lý thị trường từ năm 2018 – 2020 liên tục giảm, thực hiện chính sách tinh giản biên chế của nhà nước. Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã xây dựng Đề án số 2018/ĐA-QLTT ngày 09/10/2015 về việc tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Giảm từ 645 xuống 515 biên chế, giảm 130 biên chế ứng với 25,2%.

Xét về giới tính, cán bộ tại Cục Quản lý thị trường Hà Nội chủ yếu là nam. Do số lượng biên chế có biến động giảm nên số lượng cán bộ nam, nữ đều giảm, tuy nhiên xét về cơ cấu thì tỷ lệ cán bộ nữ có xu hướng tăng qua các năm.

Xét về trình độ, trình độ của cán bộ quản lý thị trường hiện nay là Đại học. Cơ cấu trình độ có xu hướng thay đổi theo hướng tăng trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, giảm tỷ lệ sơ cấp, trung cấp.

Xét theo độ tuổi, cơ cấu độ tuổi có xu hướng trẻ hóa, độ tuổi trung bình năm 2018 là 40,5 tuổi đến năm 2020 là 38,1 tuổi. Độ tuổi của cán bộ quản lý thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ độ tuổi dưới 40, giảm độ tuổi từ 41 trở lên.

Có thể nhận thấy sau khi thực hiệnĐề án số 2018/ĐA-QLTT ngày 09/10/2015 về việc tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao về trình độ, được thể hiện ở tỷ lệ cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học, Sau đại học ngày càng được nâng cao, xu hướng trẻ hóa cán bộ được thể hiện ở tỷ lệ cán bộ dưới 40 tuổi tăng đặc biệt là đội ngũ cán bộ dưới 30 tuổi cũng tăng từ 18% lên 25% sau 3 năm. Năm 2020, độ tuổi trung bình của cán bộ quản lý Cục Quản lý thị trường là 38,1 tuổi. Đây là yếu tố then chốt góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức qua đó góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại Cục QLTT Hà Nội.

Quản lý thị trường Hà Nội cho thấy rằng về lực lượng cán bộ ngày càng giảm. Tuy nhiên xét về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, trình độ chủ yếu là đại học, sau đại học. Độ tuổi cán bộ hiện nay được trẻ hóa, độ tuổi trung bình là 38,1 tuổi. Đây là điều kiện thuận lợi để Cục Quản lý thị trường Hà Nội đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn thành phố.

Là thủ đô của nước Việt Nam, với mức thu nhập nằm trong những tỉnh thành cao nhất cả nước vì thế nhu cầu của người dân cũng tăng kéo theo đó là sự gia tăng lượng cung các loại hàng hóa nhập khẩu. Hơn nữa, yêu cầu cao về mặt chất lượng cũng làm cho thị trường cung hàng hóa đa dạng và phức tạp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước, là một trong những nơi thị trường đi đầu phát triển, hàng hóa phong phú đến từ nhiều quốc gia, khu vực khác nhau. Thị trường phát triển đòi hỏi lực lượng quản lý thị trường Hà Nội có chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kỹ năng như: ngoại ngữ để hiểu, kịp thời nhận biết và phát hiện hành vi vi phạm, tin học để kịp thời xử lý khối lượng lớn công việc.

3.3.2.2. Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật. * Về trang thiết bị

Số lượng, hiện trạng các phương tiện vận tải (ôtô, xe máy): Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội hiện có 33 chiếc xe ô tô, trong đó: 01 ô tô hiệu Toyota phục vụ chức danh; 01 xe ô tô 16 chỗ, hiệu Mercedess phục vụ công tác chung và 31 xe ô tô chuyên dùng phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Công cụ hỗ trợ hiện có: súng bắn hơi cay: 01 chiếc; Súng bắn đạn cao su: 01 chiếc; Gậy điện Titan: 02 chiếc.

Các loại tài sản khác là các thiết bị văn phòng, thiết bị chuyên dùng đã trang bị đủ cho các phòng, Đội QLTT, các cán bộ, công chức toàn Cục để phục vụ thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kho lưu giữ hàng hóa tạm giữ: Cục QLTT thành phố Hà Nội có 01 kho lưu giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm bị tạm giữ tại địa chỉ Đông Mai, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

* Về trụ sở làm việc

Số lượng trụ sở đi thuê: 02 Đội gồm Đội Quản lý thị trường số 9 (Đông Anh) và Đội Quản lý thị trường số 22 (Quốc Oai).

Các đội có trụ sở làm việc do địa phương cho mượn: Đội QLTT số 5, 13, 15, 18, 28.

Năm 2020, Cục được cấp kinh phí sửa chữa chống xuống cấp đối với 05 công trình, sửa chữa nhà kho tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm của Cục.

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Thực hiện quyết định số 1872/QĐ-TCQLTT ngày 03/11/2020 của Tổng cục Quản lý thị trường vê việc áp dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS) vào hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện trong toàn lực lượng từ ngày 01/12/2020

Có thể thấy, hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý tại Cục Quản lý thị trường Hà Nội ngày càng được quan tâm hơn. Được

trang bị hệ thống xe công vụ góp phần làm nhanh chóng quá trình điều tra, nhân mối, xác minh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp công tác xử lý vi phạm trở nên thuận tiện, chính xác, công khai, minh bạch hơn. Ngoài ra Cục còn có một kho lưu giữ hàng hóa đủ lớn, chất lượng tốt giúp cho công tác lưu giữ hàng hóa tịch thu trở nên dễ dàng hơn, tránh ùn ứ gây khó khăn cho lực lượng xử lý vi phạm. Các thiết bị văn phòng như máy tính được trang bị, kết nối mạng internet đầy đủ, nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w