Các yếu tố ảnh hưởng tới phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 39 - 43)

1.2.4.1. Yếu tố bên trong

* Chính sách pháp luật của Nhà nước

Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp và là yếu tố chi phối công tác quản lý thị trường nói chung cũng như công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu trên nhiều phương diện khác nhau như phạm vi, nội dung, ngành và lĩnh vực. Hơn nữa hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn quy định chi tiết quy trình, chế tài xử lý vi phạm do vậy chính sách, quy định của pháp luật phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần tăng cường hiệu quả phòng chống hàng nhập lậu, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ gây khó khăn cho cán bộ quản lý, gây bức xúc trong dư luận làm giảm hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là góp phần vào nâng cao hiệu quả công tác phòng chống. Người lãnh đạo, người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị nghiêm chỉnh thực thi pháp luật, nghiêm túc chỉ đạo quyết liệt các mục tiêu, kế hoạch đề ra thì hiệu quả ngày càng được nâng cao. Khi phát hiện dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu việc vào cuộc kịp thời sẽ phần nào làm ngăn chặn từ khi sự việc còn đang nhỏ lẻ, tránh lơ là trách nhiệm dẫn đến hình thành ổ nhóm, khi đó hậu quả là khó lường. Trách nhiệm của các cơ quan còn được thể hiện ở việc kịp thời ban hành chính sách, các văn bản chỉ đạo nhằm giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh. Giải quyết kịp thời thì công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu đạt được mục tiêu đề ra ngược lại sẽ làm giảm hiệu quả công tác phòng chống.

Hơn nữa, trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan, sự phối hợp giữa các cơ quan nhịp nhàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm, kịp thời phát hiện đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu, tiết kiệm chi phí điều tra, xác minh qua đó hoạt động phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu trở nên hiệu quả hơn.

* Năng lực của cán bộ phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu

Năng lực của cán bộ phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu được xét trên hai khía cạnh là số lượng và chất lượng.

Về số lượng cán bộ cũng phải đáp ứng đủ thì mới có thể kiểm soát được thị trường ngày càng phát triển.

Về chất lượng của cán bộ bao gồm: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp, … Trình độ của cán bộ quản lý, lãnh đạo tốt từ đó mới có

thể xây dựng một tập thể đơn vị hoạt động chuyên nghiệp, đảm bảo cơ cấu tổ chức bộ máy chặt chẽ, phân công nhiệm vụ, chức năng rõ ràng đối với từng phòng, ban đảm bảo hoạt động trơn tru, am hiểu và vận dụng thực thi pháp luật hiệu quả. Một đơn vị hoạt động tốt thì tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu mới được kiểm tra, xử lý một cách hiệu quả, công bằng, nghiêm minh. Hơn nữa, không chỉ cần có năng lực, đội ngũ cán bộ cần được rèn luyện, nâng cao tư tưởng đạo đức. Bởi lẽ, cán bộ phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu nếu không vững vàng về tư tưởng thì rất dễ bị các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu mua chuộc. Cán bộ bị tha hóa, biến chất về tư tưởng đạo đức không chỉ làm ảnh hưởng xấu tới công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu mà nghiêm trọng hơn có thể làm sói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

1.2.4.2. Yếu tố bên ngoài * Vị trí địa lý

Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế hội nhập, năng động gồm: Trung Quốc, Thái Lan và nhóm nước NICs (New Industry Contries) Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực. Việt Nam lại có đường biển dài hơn 3.200 km trải dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau với nhiều luồng, lạch, bãi ngang, đảo. Biên giới đường bộ dài hơn 3.700 km qua 24 tỉnh, thành phố và tiếp giáp với 3 nước lào, Campuchia và đặc biệt là Trung Quốc với nhiều đường mòn, lối mở và các cửa khẩu qua lại, giao thương hàng hóa. Có thể nói, vị trí địa lý, địa hình nước ta thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng lậu, đồng nghĩa với việc khó khăn cho công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu của các lực lượng chức năng.

Có những trường hợp vi phạm về kinh doanh hàng nhập lậu xuất phát từ nguyên nhân chưa nhận thức được đầy đủ pháp luật về kinh doanh hàng nhập lậu. Người kinh doanh chỉ nhìn vào lợi nhuận trước mắt, hơn nữa nếu không được tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì họ không thể nhận thức rõ được hậu quả mà họ phải gánh chịu. Do vậy khi nhận thức của cá nhân, tổ chức được nâng cao sẽ góp phần đẩy lùi nạn kinh doanh hàng nhập lậu. Người kinh doanh khi được tập huấn, nâng cao kỹ năng sẽ có thể phát hiện được các trường hợp kinh doanh hàng nhập lậu để từ đó có biện pháp chủ động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho hàng hóa nhập khẩu của mình. Người kinh doanh hàng nhập khẩu, nếu nhận thức rõ những hành vi, dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu sẽ có thể theo dõi hoạt động của các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu để bảo vệ quyền lợi của mình, kịp thời tố giác với các cơ quan chức năng, đây cũng là một kênh thông tin quan trọng giúp các cơ quan quản lý nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Người tiêu dùng nhận thức rõ những tác hại của hàng nhập lậu sẽ có những phương án lựa chọn tiêu dùng thông minh, nói không với hàng nhập lậu từ đó làm giảm lượng cầu, qua đó cung về hàng nhập lậu giảm. Đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu khi nhận thức đầy đủ pháp luật, những chế tài xử phạt những hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

* Sự phát triển của thị trường

Thị trường ngày càng phát triển đa dạng các loại hình kinh tế, sản xuất hàng hóa gia tăng từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, khi thu nhập tăng nhu cầu hàng hóa nhập khẩu tăng cả về quy mô và chất lượng. Hơn nữa việc dễ dàng chấp nhận những loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ cũng tạo điều kiện cho các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu hoạt động. Thị trường phát triển xong không theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực

và trên thế giới, hàng hóa sản xuất ra không đáp ứng nhu cầu cao của người dân, không có sức cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng như hàng hóa ngoại nhập cũng là một yếu tố làm gia tăng tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu.

Thị trường phát triển hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng và phổ biến hơn nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm, khi thương mại tự do, giữa các quốc gia nhu cầu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu để sản xuất tăng, tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu nhằm trốn thuế ngày càng tăng.

Thị trường phát triển đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt mới có thể cải thiện chất lượng phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu. Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, số lượng cán bộ cũng cần được bổ sung để đáp ứng sự mở rộng về quy mô của các vụ việc vi phạm. Ngược lại, khi cán bộ không có trình độ, năng lực thì khó có thể kiểm soát được thị trường ngày một mở rộng hơn, do vậy công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu sẽ không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w