nhiều loại phương tiện, được vận chuyển tập kết đến các kho tàng, bến bãi trọng điểm tại Hà Nội: khu vực quận Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Hà Đông...) và các tỉnh giáp ranh Hà Nội: Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc., sau đó được xé lẻ, vận chuyển bằng các xe vận tải nhỏ vào Hà Nội theo nhiều cung đường, địa điểm, thời gian khác nhau để đối phó với các lực lượng chức năng.
3.3. Phân tích thực trạng phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại CụcQuản lý thị trường Hà Nội Quản lý thị trường Hà Nội
3.3.1. Quán triệt chủ trương, chính sách quy định về phòng chống kinh doanhhàng nhập lậu. hàng nhập lậu.
Công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu hiện nay được thực hiện dựa trên một số văn bản sau:
Bảng 3.6. Các văn bản pháp luật về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu
TT Số/ký hiệu Ngày ban
hành Nội dung
1 50/2005/QH11 12-12-2005 Luật Sở hữu trí tuệ 2 81/2013/NĐ-CP 19-07-2013
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
3 11/2016/UBTVQH13 08-03-2016 Pháp lệnh Quản lý thị trường
4 19/2016/QĐ-TTg 06-05-2016
Quyết định về việc ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
5 148/2016/NĐ-CP 04-11-2016
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường
6 08/2018/TT-BCT 02-05-2018
Thông tư sửa đổi về mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
7 34/2018/QĐ-TTg 10-08-2018
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương
8 35/2018/TT-BCT 12-10-2018
Thông tư quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
(Nguồn: Tổng Cục Quản lý thị trường, 2020)
Hằng năm dựa trên chức năng, nhiệm vụ đồng thời bám sát các chủ trương, chính sách, chỉ thị, quy định và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, Ngành, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND thành phố và tình hình thực tiễn trên địa bàn, Cục QLTT Hà Nội đã kịp thời quán triệt các văn bản chỉ đạo
của cấp trên, cụ thể thành chương trình hành động, kế hoạch công tác năm và các văn bản chỉ đạo khác, chỉ đạo quyết liệt các Đội QLTT các quận, huyện, thị xã thực thi nhiệm vụ. Từ các văn bản chỉ đạo, các Đội QLTT tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
Bảng 3.7. Công tác chỉ đạo, quán triệt các chỉ thị, quy định của cấp trên
TT Hình thức 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/201 8 2020/2019 1 Chương trình 01 01 01 100,0 100,0 2 Kế hoạch 04 05 08 125,0 160,0 3 Văn bản chỉ đạo 861 920 1232 106,9 133,9 Tổng cộng 866 926 1241 106,9 134,1 (Nguồn: Cục QLTT Hà Nội, 2020)
Để thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, UBND thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường, hằng năm Cục Quản lý thị trường Hà Nội xây dựng 01 Chương trình công tác năm, các Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, gồm kế hoạch kiểm tra thường xuyên và kế hoạch kiểm tra đột xuất, các văn bản chỉ đạo khác. Xét về số lượng các văn bản ban hành qua các năm tăng từ 866 văn bản năm 2018 lên 1241 văn bản năm 2020 tăng 375 văn bản ứng với 43,3%. Năm 2020 là năm dịch Covid diễn biến phức tạp, do vậy Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm thực hiện chiến lược mục tiêu kép vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội vừa ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid – 19. Từ 2018 – 2020, Cục Quản lý thị trường đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như:
Kế hoạch số 3536/KH-QLTT ngày 13/12/2017 về kiểm tra, kiểm soát thị trường định kỳ 2018;
Kế hoạch số 61/KH-QLTT ngày 08/01/2018 về kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về chất lượng, an toàn thực phẩm năm 2018;
Kế hoạch số 109/KHCĐ-QLTT ngày 15/01/2018 về kiểm tra, đấu tranh chống hành vi buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương năm 2018;
Văn bản số 664/QLTT-NVTH ngày 13/02/2018 về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá;
Văn bản số 233/QLTT-NVTH ngày 23/01/2018 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu;
Văn bản số 717/QLTT-NVTH ngày 28/02/2018 về việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành;
Kế hoạch số 1174/KH-QLTT ngày 11/4/2018 về Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2018;
Kế hoạch số 3172/KH-QLTT ngày 10/8/2018 về kiểm tra, kiểm soát đảm bảo An toàn thực phẩm trong dịp tết Trung Thu năm 2018;
Kế hoạch số 01/KH-QLTTHN ngày 26/11/2018 của Cục QLTT Hà Nội về kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm các tháng cuối năm và trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán Kỷ hợi năm 2019
Năm 2019, xây dựng 05 kế hoạch triển khai công tác kiểm tra kiểm soát thị trường trong các lĩnh vực đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 01 kế hoạch triển khai tháng hành động an toàn thực phẩm năm 2019 và 01 Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2019 đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động
kinh doanh sản phẩm, hàng hóa: thuốc lá, khí dầu mỏ hóa lỏng, rượu và thương mại điện tử.
Năm 2020, Cục QLTT Hà Nội đã ban hành 1.241 văn bản chỉ đạo nghiệp vụ trong công tác kiểm tra kiểm soát thị trường trong các lĩnh vực đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng và chỉ đạo triển khai 01 kế hoạch định kỳ năm 2020 đối với 04 lĩnh vực, mặt hàng, ngành hàng thuộc phạm vi quản lý của ngành Công thương.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội và Tổng cục quản lý thị trường trong công tác phòng, chống dịch Covid – 19, thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân. Cục QLTT HN đã chỉ đạo các đội QLTT tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung đến các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh có hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá, định giá bán hàng hóa bất hợp lý, cố tình găm hàng, đầu cơ để kiếm lời bất hợp pháp, góp phần ổn định thị trường.