Kết quả kiểm tra, xử lý của Cục Quản lý thị trường Hà Nội

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 88 - 96)

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, thương mại quốc tế phát triển, công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trên tổng số vụ xử lý vi phạm thì số lượng vụ xử lý vi phạm trong lĩnh vực hàng nhập lậu có xu hướng gia tăng, được thể hiện trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả xử lý vi phạm giai đoạn 2018 – 2020 tại Cục QLTT Hà Nội Số vụ xử lý Đơn vịtính 2018 2019 2020 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2019/2018 2020/2019 Tổng số vụ xử lý Hành vi 8.699 100,0 8.524 100,0 6.272 100,0 98.0 73.6 Hàng cấm Hành vi 144 1,7 110 1,3 36 0,6 76.4 32.7 Hàng nhập lậu Hành vi 1.733 19,9 2.260 26,5 2.044 32,6 130.4 90.4 Hàng giả, hàng kém chất

lượng, và quyền sở hữu trí tuệ Hành vi 1.535 17,6 1.439 16,9 1.167 18,6 93.7 81.1

Vi phạm về đo lường chất lượng Hành vi 442 5,1 460 5,4 155 2,5 104.1 33.7

Vi phạm về an toàn thực phẩm Hành vi 1.856 21,3 1.151 13,5 931 14,8 62.0 80.9

Vi phạm về đầu cơ, găm hàng

và vi phạm trong lĩnh vực giá Hành vi 894 10,3 900 10,6 439 7,0 100.7 48.8

Vi phạm khác Hành vi 1115 12,8 1.245 14,6 962 15,3 111.7 77.3

Các loại hình vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường bao gồm: hàng cấm; hàng lậu; hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; (SHTT); vi phạm về đo lường chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm; vi phạm về nhãn hàng hóa, vi phạm về đầu cơ, găm hàng và vi phạm trong lĩnh vực giá, vi phạm khác. Dưới đây là biểu đồ tỷ trọng các loại hình vi phạm qua các năm.

Hình 3.5. Tỷ trọng các loại hình vi phạm năm 2019

Hình 3.6. Tỷ trọng các loại hình vi phạm năm 2020

Qua bảng 3.13 và biểu đồ tỷ trọng các loại hình vi phạm tại Cục Quản lý thị trường Hà Nội có thể nhận thấy một số loại hình vi phạm chính bao gồm: hàng lậu; hàng giả, hàng kém chất lượng, và quyền sở hữu trí tuệ; vi phạm về an toàn thực phẩm, trong đó hàng lậu; hàng giả, hàng kém chất lượng, và quyền sở hữu trí tuệ có xu hướng gia tăng về tỷ trọng.

Số lượng vụ xử lý vi phạm từ năm 2018 – 2020 liên tục giảm, giảm từ 8.699 vụ năm 2018 xuống 6.272 vụ năm 2020, giảm 2.427 vụ ứng với 27,90%. Tổng số vụ vi phạm xử lý trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh giảm cho thấy nhận thức của phần lớn tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh ngày càng được nâng cao. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài, cùng sự ảnh hưởng của lũ lụt thiên tai do biến đổi khí hậu; tình hình kinh tế xã hội trên thế giới, khu vực và các quốc gia có chung đường biên giới, đặc biệt là chính sách kinh tế xuất nhập khẩu của Trung Quốc có nhiều thay đổi, tình hình hoạt động buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu có phần gián đoạn, có xu hựớng giảm trong năm 2020.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy số lượng vụ kiểm tra xử lý trên lĩnh vực hàng nhập lậu lại có xu hướng gia tăng từ năm 2018 – 2020. Năm 2018, kiểm tra, xử lý 1.733 vụ đến năm 2020 kiểm tra xử lý 2.044 vụ, tăng 311 vụ ứng với 17,95%. Xét về cơ cấu, tình hình kinh doanh hàng nhập lậu cũng có xu hướng gia tăng, năm 2018, tỷ lệ số vụ vi phạm kinh doanh hàng nhập lậu là 19,9% trong tổng số vụ xử lý trên các lĩnh vực, năm 2020 tỷ lệ này là 32,6%, tăng 12,7%.

Trong khi tổng số vụ kiểm tra xử lý vi phạm giảm 27,90%, số vụ vi phạm trong lĩnh vực hàng nhập lậu lại tăng đến 17,95%, điều này cho thấy tình hình kinh doanh hàng hóa nhập lậu trong những năm gần đây đang trở thành vấn đề nóng. Dễ có thể nhận thấy đây là hệ quả của các Hiệp định thương mại, các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới làm cho việc giao thương hàng hóa giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, kinh tế phát triển, thu nhập người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa từ nhiều quốc gia khác

cũng vì thế gia tăng do vậy tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tại Hà Nội.

Trong cơ cấu các loại hình vi phạm, cơ cấu số lượng vụ kinh doanh hàng nhập lậu có xu hướng gia tăng, và nguồn thu ngân sách từ các hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nộp ngân sách nhà nước qua các năm.

Bảng 3.14. Tổng thu ngân sách và thu ngân sách từ hàng lậu

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/201 8 2020/2019 Tổng thu ngân sách từ các loại hình vi phạm 125.28 105.80 133.53 84.45 126.21

Thu Ngân sách từ kiểm

tra, xử lý hàng nhập lậu 47.59 49.53 52.56 104.08 106.12

(Nguồn: Báo cáo của Cục QLTT Hà Nội, 2020)

Kết quả kiểm tra, xử lý trong công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu ngân sách qua các năm, chỉ tính riêng thu ngân sách từ công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu các năm 2018, 2019, 2020 so với tổng thu ngân sách nộp Nhà nước lần lượt là: 37,98%; 46,81%; 39,36%. Có thể thấy, công tác kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực kinh doanh hàng nhập lậu không chỉ nhiều về số vụ kiểm tra mà còn có vai trò quan trọng trong đóng góp vào tổng thu ngân sách.

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng nhập lậu từ năm 2018 – 2020 được thể hiện qua tổng số thu nộp ngân sách nhà nước qua các năm.

Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng nhập lậu từ 2018 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

So sánh (%) 2019/2018 2020/2019 1.Tổng số vụ việc đã kiểm tra, xử lý 1.733 2.260 2.044 130.41 90.44 2.Tổng số thu nộp ngân sách 47.59 49.53 52.56 104.08 106.12 - Phạt hành chính 13.74 14.63 16.31 106.48 111.48 - Trị giá hàng hóa tịch

thu , tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm

33.85 34.90 36.25 103.10 103.87

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Cục QLTT Hà Nội)

Qua bảng 3.15 cho thấy, tổng số thu ngân sách được hình thành từ hai nguồn bao gồm: phạt hành chính và giá trị hàng hóa tịch thu, tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm. Từ năm 2018 – 2020, số tiền phạt hành chính có xu hướng tăng nhẹ, từ 13,74 tỷ lên 16,31 tỷ.

Trong năm 2020 Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Hà Nội kiểm tra, xử lý, phát hiện nhiều vụ việc có quy mô lớn, trọng điểm, đặc biệt là các vụ kinh doanh hàng hoá nhập lậu có dấu hiệu buôn lậu, sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu… Qua số liệu thống kê vụ việc, hành vi vi phạm trong các lĩnh vực bị phát hiện, xử lý trong năm 2020 đều giảm, nhưng số tiền phạt hành chính, giá trị tang vật vi phạm tăng so với năm 2019 đã

cho thấy chất lượng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm có chất lượng, hiệu quả, quy mô của các vụ vi phạm có xu hướng mở rộng và phức tạp hơn.

Hình 3.7. Số vụ kiểm tra, xử lý (Đơn vị: vụ) (Nguồn: Cục QLTT HN) Hình 3.8. Số thu ngân sách (Đơn vị: Tỷ đồng) (Nguồn: Cục QLTT HN)

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm giai đoạn 2018 – 2020, các mặt hàng thường bị nhập lậu chủ yếu như: Rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng…lực lượng chức năng cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, điểm chuyển phát nhanh trên địa bàn Thành phố. Trong tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính thu từ kiểm tra, kiểm soát các kho hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w